Ngày đưa chị ra bến xe về nơi bắt đầu làm cô giáo, chiếc xe lam vừa lăn bánh là bác ba khóc rưng rức còn hơn ... đưa con gái về nhà chồng !
Mà chỗ đó có xa xôi gì cho cam, một làng biển nghe nói chỉ cách khoảng hơn vài chục cây số từ quận lỵ, có thể đường sá vòng vo cách trở khó đi một chút nhưng vẫn an bình bỡi chiến sự chưa từng xảy ra nơi ấy mà bác ba tôi lo quá !
.
Cả mùa đông năm rồi bác gái không đêm nào ngủ yên, luôn trở mình kêu lạnh khó ngủ, càng lạnh lẽo hơn bỡi nửa giường chỗ Chim Sâu thường nằm co ôm gối trùm mền, chỗ con gái cưng của bác nằm trống trơn... Nghe tiếng gió bấc thổi sau hè bác cứ liên tưởng tiếng sóng biển vọng về, ngày đêm gì bác cũng ám ảnh câu vè :
“ Bãi Ngang mưa gió bổ phang
“ Con đường cát bụi mấy hàng phi lao
Qua khỏi tháng Giêng, chẳng nhớ là được nghỉ học hay xin phép nghỉ học nhưng nhớ như in cảnh bác dúi tiền vào tay rồi to nhỏ dặn kỹ năm lần bảy lượt xuống đó xem chị mày sống ra sao, dò la tin tức người ta nói về chị thế nào rồi về kể bác nghe... nghĩa là tôi được mướn đi điều tra chị Chim Sâu, làm việc như là tình báo viên cho bác ba ! Kệ, được đi chơi là thích rồi, mấy chuyện bác gái dặn, mai tính !
Đi hết xe lam rồi tăng-bo qua xe ngựa, cuối cùng là lội bộ theo mấy bà mấy chị bán cá quảy gióng gánh trống không qua trảng cát dài, họ vừa đi vừa nói chuyện rổn rảng mà thằng nhỏ rượt theo muốn hụt hơi, nắng trên đầu dội xuống, cát nóng xuyên qua đôi săng đan nhựa muốn phỏng da bàn chân mà sao thấy thiệt là lạ, bỡi mấy bà mấy chị đi chân trần vẫn tỉnh bơ, dáng đi nhẹ nhàng như lướt qua, dấu chân chỉ in mờ mờ trên cát ...
Qua khỏi rừng dương là thấy những cây dừa mọc lộn xộn chẳng theo hàng lối nào, tàu lá lắc lư theo nhịp gió vẫy chào, mọi cây đều cong nghiêng về một phía như cúi chào cậu học trò nhỏ xuống thăm làng biển...
Lúc đến nơi là giờ tan học, bọn trẻ túa ra khỏi trường bằng nhiều lối bỡi không có cổng trường, cô giáo Hồng Đào là chị Chim Sâu của tôi mặc áo dài màu xanh đọt chuối trông dịu dàng như nàng tiên đi giữa đám học trò nhỏ ăn mặc có phần đơn sơ, áo sơ mi cũng cũ, màu nào cũng có, con trai đa số mặc quần đùi và đi chân trần, học trò nữ khác hơn với mái tóc bom-bê và quần dài.
Cô giáo ở đây ở trọ và ăn cơm tháng cùng nhà người dân, có một phòng riêng để ngủ, một bàn chữ nhật có cái hai cái ghế và một cái băng dài ở phòng ngoài làm chỗ chấm bài và tiếp khách, căn nhà khá rộng mái lợp tôn, không có hàng rào chỉ giới hạn bằng những cây dừa xung quanh cái sân lót gạch.
.
Chiều hôm ấy thực sự là buổi chiều đáng nhớ, đang ngồi dựa lưng vách đọc truyện thì đám trẻ nhỏ chạy qua kêu lớn cô ơi cô ơi, cá vô cá vô ... Chị Chim Sâu chân bước vội ra khỏi phòng tay còn với lên bới mái tóc dài thành búi, chị quành vô bếp lấy hai cái rổ tre lỡ cỡ, hối tôi đi theo.
Bãi biển cắt ngang mép nước bằng vệt sóng trắng xô bờ, lúp xúp người lớn trẻ con kẻ chạy xuống biển người chạy ngược lên bãi tất bật và reo cười, phía ngoài ghe và lưới bủa vây ken dày, người và người hô kéo réo gọi hối hả...
Ôí trời, cá ở đâu trôi lạc về nhiều đâm đầu vào bờ bơi lạng quạng từng bầy tìm lối ra, ai cũng có một cái rổ tre lội xuống biển, chỉ cần vừa qua khỏi con sóng là vớt, cá nhảy lách chách khi rổ được nâng cao khỏi mặt nước, bầy cá nhỏ đều cỡ như nặn ra từ một khuôn, chạy vội lên bờ đổ vào một cái hố cạn tự đào còn nước lấp xấp rồi lại chạy xuống với chiếc rổ trống ...
Chị của tôi chắc quen thuộc nên đã xắn quần dài gọn gàng lên quá gối hăng hái chạy theo đám trẻ nhỏ, đám trẻ chắc học trò của cô nên luôn chèo kéo cô đi theo và nhường chỗ cạn dễ xúc cá cho cô, chị tôi vừa cười vừa la í ới chẳng khác gì đám học trò, mang lên bờ chị đổ vô bất cứ vào cái hố nào chị thấy thích... Tôi nhào xuống, cũng xúc hăng không kém nếu không nói là hơn bỡi tui đứng cao hơn bọn nhỏ một cái đầu !
Ráng chiều trên biển xuất hiện thì cuộc chạy lên chạy xuống của những đôi chân đã mỏi nhừ, Chị Chim Sâu ngừng cuộc chơi không biết từ lúc nào, đang đứng trên bãi hướng ra biển, tóc chị giờ không còn búi được xỏa tung bay trong gió, chị cười nói gì với ai đó mà đôi tay vân vê giữ đôi tà áo bà ba. Bóng cả hai in trên nền trời như hình minh họa ảnh bìa truyện của Khái Hưng tôi vừa đọc lúc nãy ...
Dưới ánh đèn tọa đăng, bữa chiều đặc biệt bằng món ăn lần đầu được thấy, món cháo cá cơm mà đúng ra phải gọi là cá cơm cháo bỡi cá chiếm quá nửa. Chắc là ai đã bỏ nhiều tiêu cay nên đôi má chị Chim Sâu đỏ hồng, đôi mắt chị long lanh cứ nhìn tôi rồi nhìn xuống chén cháo, ăn từng miếng nhỏ mà không nói gì khi người ngồi đầu bàn luôn có ý chăm sóc...
Làng biển là một thế giới thu hẹp theo đúng nghĩa đen, ngoài một trụ sở ấp gần ngôi trường sơ học còn có một cái chợ chồm hổm họp vào mọi buổi chiều nằm kề bên bến cá, một cái đình nhỏ chủ yếu làm chỗ để thờ và chứa những bộ xương cá Ông. Ngoài ghe thuyền chạy trên biển hay vào cửa sông, đường đi về thế giới còn lại là độc đạo xuyên qua trảng cát, phương tiện vận chuyển độc nhất cũng là đôi chân cùng đôi quang gánh.
Tôi trở về bằng con đường cũ, cũng theo các chị hôm trước. Cá tươi do ghe lưới về bến từ lúc gà gáy đến rạng đông là được tiêu thụ qua đôi vai mảnh mai cùng đôi chân trần xuyên qua bãi cát của những người phụ nữ làng biển...
Tôi trở về bằng con đường cũ, cũng theo các chị hôm trước. Cá tươi do ghe lưới về bến từ lúc gà gáy đến rạng đông là được tiêu thụ qua đôi vai mảnh mai cùng đôi chân trần xuyên qua bãi cát của những người phụ nữ làng biển...
Bác tôi chắc chờ đã lâu hay sao mà vừa xuống khỏi xe lam là đã thấy bác đứng ở đó, hình ảnh bà già còm cõi kia là bác ba ngày nào thì chưa bao giờ tôi nghĩ tới, nhìn thật kỹ chân dung của bác, người mẹ già đã già đi quá nhiều trong thời gian ngắn chỉ vì thiếu làn hơi thở của đứa con yêu, là có thật !
Tôi mới kể sơ lược tới đoạn bắt cá là bác buộc miệng tuôn ra câu vè bằng giọng hờn giận :
" Ham chi con cá cơm rằn
Bỏ cha bỏ mẹ theo thằng Lò Ba "
Trời đất !
Chị Chim Sâu đi dạy học chớ có theo ai đâu, bác ba !
Cái viễn cảnh con chim sâu yêu quý rời xa làm bác ba mất ăn mất ngủ mất luôn một phần lý trí trong nhiều khoảnh khắc ...
" Ham chi con cá cơm rằn
Bỏ cha bỏ mẹ theo thằng Lò Ba "
Trời đất !
Chị Chim Sâu đi dạy học chớ có theo ai đâu, bác ba !
Cái viễn cảnh con chim sâu yêu quý rời xa làm bác ba mất ăn mất ngủ mất luôn một phần lý trí trong nhiều khoảnh khắc ...
-oOo-
Tôi nghỉ hè mới được hai ngày mà bác ba đã trông đứng trông ngồi bóng dáng chị Hồng Đào, bác trông chờ tới mức mụ mị rồi lẩn thẩn ! Mới mờ đất đã đi chợ lựa mua đồ ăn chị thích, về chưa nấu lại đứng ngóng rồi tất tả ra bến xe, chờ không được, lại quên, quành ra chợ mua nữa !
Trưa, ăn dùm đồ ăn bác lỡ nấu, ngồi nhìn gương mặt buồn xo, chẳng biết làm sao đành đặt chuyện nói phỉnh bác ba là tôi học lực thường thường nên được nghỉ sớm chớ mà học khá thêm chút nữa thì còn lo đến trường tập văn nghệ rồi chờ đi nhận phần thưởng, lâu lắm... Chị Chim Sâu là cô giáo mới về trường phải lo phụ việc mua phần thưởng rồi còn dự lễ trao thưởng cho học sinh nữa, dễ gì về sớm ! Bác cũng nguôi nguôi không than thở gì mà sao bác nhai cơm trệu trạo như thể nhai rơm, chị Chim Sâu ơi là chị Chim Sâu ...
Mấy ngày sau, bữa đó vào tầm xế chiều tôi chạy về nhà lấy trái banh, ngang qua ngõ thấy bác ba cầm cái gáo nhỏ múc nước bồ kết trong thau phụ chị Chim Sâu gội đầu. Chị ngồi trên cái đòn, bác ba lom khom, nắng chiều tươi rói vàng ươm phủ lên mái tóc ánh bạc tương phản mái tóc đen đẫm nước lóe bóng sắc cầu vồng từ bọt bồ kết, chắc chị không biết có ai ngoài mẹ ở gần nên tôi nghe tiếng lúc thì rúc rích rồi cười giòn tan như bắp rang lúc thì giọng nói nhỏng nhẻo ... thấy ớn !
Suốt chín tháng làm người lớn vậy mà cứ mỗi lần trở về trong vòng tay êm đềm của mẹ mình, cô giáo Hồng Đào đều hiện nguyên hình là con chim sâu bé nhỏ, bỏ lại sau lưng những chiếc áo dài tha thướt với bảng đen phấn trắng cùng đám học trò tóc cháy nắng Lò Ba ...
.
- Ở chơi không buồn quá hà, bọn em có đi chơi đâu rủ chị nghen, bị ép ăn ép ngủ kiểu này chắc chị thành heo quá !
- Còn quyển gì đọc được không em - gì mà toàn truyện kiếm hiệp không vậy !
Mệt bà chị ghê, than hoài hỏi hoài chê hoài ... Rủ thì rủ, kẹt cái là chỉ lớn lại làm cô giáo rồi, làm sao mà theo bọn tôi được đây !
Ngoài giờ ăn giờ ngủ và những giờ còn có bóng bác ba bên cạnh, cứ thấy chị lúc nào thì y như rằng đang đi ra đi vô bồn chồn hoặc trong dáng vẻ buồn thiu, vậy mà bữa kia tôi mở miệng rủ ra Long Thủy có nhà bạn chị ngoài ấy, ở chơi tắm biển uống nước dừa cho đã rồi chiều về thì lắc đầu nguầy nguậy !
- Còn quyển gì đọc được không em - gì mà toàn truyện kiếm hiệp không vậy !
Mệt bà chị ghê, than hoài hỏi hoài chê hoài ... Rủ thì rủ, kẹt cái là chỉ lớn lại làm cô giáo rồi, làm sao mà theo bọn tôi được đây !
Ngoài giờ ăn giờ ngủ và những giờ còn có bóng bác ba bên cạnh, cứ thấy chị lúc nào thì y như rằng đang đi ra đi vô bồn chồn hoặc trong dáng vẻ buồn thiu, vậy mà bữa kia tôi mở miệng rủ ra Long Thủy có nhà bạn chị ngoài ấy, ở chơi tắm biển uống nước dừa cho đã rồi chiều về thì lắc đầu nguầy nguậy !
Rồi mấy hôm sau gặp chị đi một mình ở bưu điện gần nhà sách Vạn Kim với gương mặt ủ ê, thấy tội tội không đành lòng nên rủ mấy đứa cùng lớp hẹn đi lên núi chỗ chùa Khánh Sơn chơi, chở chị theo. Lúc đi thì mặt tươi rói hí ha hí hửng, vậy mà lúc bọn tôi leo trèo chạy nhảy chị lại ngồi một mình thẩn thờ mắt đăm đăm dõi về phương nam, tập truyện trong tay lật qua trang hờ hững... Sợ chị buồn tôi quay lại tìm, trang sách kẹp tấm bìa đánh dấu trang lộ ra mấy câu bằng nét chữ tròn ủm của chị :
“ tìm về núi trốn biển
“ cắn môi mình lặng im
“ bịt tai trốn tiếng sóng
“ sao nỡ vỗ vào tim
“ cắn môi mình lặng im
“ bịt tai trốn tiếng sóng
“ sao nỡ vỗ vào tim
-oOo-
Nhà không có trẻ nhỏ nhưng nhiều buổi trưa vẫn thường nghe văng vẳng tiếng hát ru em từ nhà bác ba, bác nằm trên chiếc võng dây đay đong đưa, hát tiếng nhỏ nhưng ngân nga lên bổng xuống trầm, hát theo điệu hò vè những câu ca dao tiếp nối nhau rất ngọt ngào sâu lắng ...
Hơn tháng rồi từ ngày chị Chim Sâu về, mẹ con ríu rít bên nhau tôi không còn nghe bác hát nữa, trưa hôm nay bác ba hát lại kiểu đưa em ngủ, tiếng ru chầm chậm ề à buồn buồn, lời cũng mới lạ mà trước đó chưa từng nghe, âm điệu mang hơi hướng xa xăm gợi thương gợi nhớ, lời hát như treo trên đọt gió Nam Cồ thổi u u liên hồi kỳ trận cọ quẹt cứa sâu lên cành lá sau hè .
“ Sông Bàn Thạch quanh co uốn khúc
“ Núi đá Bia cao vút từng mây
“ Non kia núi nọ còn đây
“ Mà người non nước ngày nay phương nào...
“ Chiều chiều mây phủ đá Bia
“ Đá Bia mây phủ, chị kia mất chồng
“ Bốn mùa xuân hạ thu đông
“ Thiếp ngồi vá lưới những trông bóng chàng !
Gió nổi mạnh hơn, hàng tre mỏi mệt kẽo kẹt hoà tiếng lá dừa khô lao xao, giọng ru ngân dài rồi trầm chùng dây thanh mất phương hướng :
“ Mũi Điện băng qua Mò O
“ Nồm, Nam, Bấc chướng ghé vô phương nào
“ Hòn Nưa chân thấp chân cao
“ Bẻ lái xen vào bãi vỗ sóng buông
Bỗng tiếng hát bốc cao rồi đột ngột ngừng, lời hát còn lại nghèn nghẹn như hờn như cam chịu nhỏ dần, tắt hẳn :
“ Lấy chồng nghề ruộng em theo
“ Lấy chồng nghề biển, hồn treo cột buồm !
“ Sông Bàn Thạch quanh co uốn khúc
“ Núi đá Bia cao vút từng mây
“ Non kia núi nọ còn đây
“ Mà người non nước ngày nay phương nào...
“ Chiều chiều mây phủ đá Bia
“ Đá Bia mây phủ, chị kia mất chồng
“ Bốn mùa xuân hạ thu đông
“ Thiếp ngồi vá lưới những trông bóng chàng !
Gió nổi mạnh hơn, hàng tre mỏi mệt kẽo kẹt hoà tiếng lá dừa khô lao xao, giọng ru ngân dài rồi trầm chùng dây thanh mất phương hướng :
“ Mũi Điện băng qua Mò O
“ Nồm, Nam, Bấc chướng ghé vô phương nào
“ Hòn Nưa chân thấp chân cao
“ Bẻ lái xen vào bãi vỗ sóng buông
Bỗng tiếng hát bốc cao rồi đột ngột ngừng, lời hát còn lại nghèn nghẹn như hờn như cam chịu nhỏ dần, tắt hẳn :
“ Lấy chồng nghề ruộng em theo
“ Lấy chồng nghề biển, hồn treo cột buồm !
Trong buồng có tiếng hỉ mũi sụt sịt xen vài tiếng ho khan cố nén.
Bác ba lẩm bẩm :
- Trời nóng hung dễ trúng cảm lắm nghen bây, coi bộ ổng muốn thổi cho khô lòng rát dạ hổng chừng !
Bác ba lẩm bẩm :
- Trời nóng hung dễ trúng cảm lắm nghen bây, coi bộ ổng muốn thổi cho khô lòng rát dạ hổng chừng !
-oOo-
Chiều tối và cả hôm sau không thấy mặt, xế chiều với mái tóc trễ nãi, mắt chùm bụp và nụ cười như mếu khi thấy tôi, chị nhờ nếu có ra phố thì mua dùm tem và bì thư cho chị .
Mới hừng đông chị lại kêu cửa rủ đi ăn sáng, tôi còn ngái ngủ cũng kịp mở to đôi mắt nhỏ nhìn chị lom lom, chị vội ấp úng giải thích cái gì nghe như là gần nhà chị Nhàn hay nhà chị Thơ gì đó, chắc trời không phụ kẻ ham ăn nên mới đêm qua nằm mơ sáng nay đã có, nghe ăn là lẹ làng khỏi cần hỏi lại, quần áo nai nịt xe pháo sẵn sàng trong nháy mắt...
Phố còn sớm vắng người, tôi chờ chị trong quán nhỏ đầu con dốc, chị khép nép sang đường theo lối cổng sau vào khuôn viên nhà thờ, tiếng chuông ngân lên nhẹ nhàng cùng lúc chiếc áo xanh da trời khuất bóng.
Phố còn sớm vắng người, tôi chờ chị trong quán nhỏ đầu con dốc, chị khép nép sang đường theo lối cổng sau vào khuôn viên nhà thờ, tiếng chuông ngân lên nhẹ nhàng cùng lúc chiếc áo xanh da trời khuất bóng.
Tôi chờ khá lâu, ly cà phê đá đã cạn tận đáy, giọng ca lướt la đà trong không gian xưa cũ, cứ lập đi lập lại một chữ Tình như một điềm báo ...Tình như thoáng mây Tình đến cùng ta âm thầm không ngờ Tình như cánh hoa Tình chiếm hồn ta đâu ngờ là Tình Tình như mưa gió, thoảng vào trong tim ...* Chị vô quán hồi nào tôi không để ý mãi đến khi chị rón rén ngồi lên chiếc ghế mây đối diện, thần sắc có tươi mới nhưng hơi căng thẳng, chị nhìn vô định như thể không thấy cô bán hàng khi cất tiếng xin ly cà phê sữa, tiếng nói nhẹ tựa tiếng thở...
Giọng nam trầm thì thầm vỗ về, nghe cả tiếng lấy hơi : Người từ trăm năm về như dao nhọn, dao vết ngọt đâm ta chết trầm ngâm ,dòng máu chưa kịp tràn, dòng máu chưa kịp tràn, người từ trăm năm về khơi tình động, người từ trăm năm về khơi tình động, ta chạy vòng vòng ta chạy mòn hơi ...** Gương mặt chị trở nên trắng bệch, môi run run, một bàn tay bấu víu thành ghế bất lực, vô thức để một giọt nước mắt ứa khan !
Xong ! Triệu chứng này đến thằng trẻ nhỏ chưa kịp lớn là tôi đây cũng thấy ...mờ mờ, bỡi đã từng đọc trong sách có câu : Con người có ba thứ không thể giấu diếm được là ho khan, say rượu và yêu một ai đó .
Chim Sâu đã bị mũi tên nào xuyên qua, chưa chết nhưng hình như chị đã chạy mù đời chạy tàn hơi - trốn - quỵ té trên đường, rồi.
Trời ơi, chị tôi đã để sợi tóc vương chân người ...
Hai chị em lặng thinh, trong tôi cơn đói cồn cào do ly cafe cũng nín lặng, lời hát lập lại như vô tình êm dịu dần, tiếng hát nhỏ xa vắng dần như ca sỹ vừa hát vừa đổ dốc trôi dần về hướng biển .
Chị giật mình, làn da tái xanh đổi màu đỏ, đôi mắt mở to hướng về trên cao qua chóp đầu tôi, tôi quay lại, đứng sừng sững với đôi mắt ấm áp nhìn chị, anh chính là người quen tôi đã từng gặp, từng ăn chung bữa ăn duy nhất cùng món đặc biệt, cháo cá cơm !
27-1-2019
(* lời bài hát Thú đau thương ** lời bài hát Thà như giọt mưa PD)
27-1-2019
(* lời bài hát Thú đau thương ** lời bài hát Thà như giọt mưa PD)