Truyện
ngắn Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp
Chữ trinh
đáng giá ngàn vàng…
Chữ trinh còn một chút này…
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đuờng…
(Nguyễn Du)
Việc tìm ra ngôi mộ cổ ở vùng lòng hồ
trong khu vực thủy điện sông Đà khiến tôi lại lên Tu Lý, huyện lỵ Đà Bắc. Ông
Quách Ngọc Minh (bạn đọc đã làm quen với ông qua hai truyện ngắn Kiếm sắc và Vàng lửa của tôi) ngờ rằng ngôi mộ này là
của bà Ngô Thị Vinh Hoa sống cách cây gần hai trăm năm. Truyền thuyết người Mường
vùng này kể rằng bà đã lập ra dòng họ Quách. Hôm dời mộ từ khu vực lòng hồ lên
Tu Lý, tôi đã đến xem. Mộ ở vuông đất hẹp, bằng phẳng, cách bờ sông Đà hai trăm
năm mươi mét, ở độ cao mười sáu mét kể từ mặt sông. Bao nhiêu năm nay chưa bao
giờ lũ sông Đà ngập đến chỗ này. Nhìn bề ngoài, ngôi mộ cổ trông không khác một
gò mối lớn. Đào sâu ba mét thấy vỉa gạch.
Người chết táng theo lối xưa, trong quan ngoài quách. Quan tài làm bằng gỗ quý, ván dày tám phân, dăm gỗ nhỏ, đưa ra ngoài trời có màu mận chín. Quan tài chạm trổ đơn giản nhưng đẹp mắt. Khi bật nắp quan tài, thấy có một lớp vải lụa hồng. Dưới lớp vải lụa hồng, là một màng trong suốt như thạch, hiện lên hình một phụ nữ đẹp rực rỡ, khuôn mặt tươi tỉnh như người sống, trang phục xiêm y lộng lẫy. Đây là ngôi mộ kết. Tất cả chúng tôi thảy đều kinh hoàng. Thoắt cái, một làn sương mờ trên quan tài ùn lên phủ kín xung quanh. Mười phút sau, làn sương tan hết, trong quan tài chỉ còn một bộ xương đen như mun, lớp vải lụa hồng cũng không thấy nữa. Trong quan tài đầy vụn chè khô, lẫn ở đấy rất nhiều đồ trang sức quý giá. Ông Quách Ngọc Minh tự tay rửa sạch từng đốt xương bằng rượu quý và nước thơm, đặt vào vuông vải trắng trong tiểu sành. Tôi chưa bao giờ chứng kiến lần bốc mộ nào có ấn tượng mạnh như thế. Con gái ông Quách Ngọc Minh là Quách Thị Trình hỏi tôi có biết gì về người phụ nữ nằm trong ngôi mộ hay không? Tôi băn khoăn quá. Phải là người mơ mộng và nghiêm khắc mới hiểu rằng biết hoặc không biết, đều chỉ là những ước lệ mơ hồ, có tính lịch sử và hạn chế.
Người chết táng theo lối xưa, trong quan ngoài quách. Quan tài làm bằng gỗ quý, ván dày tám phân, dăm gỗ nhỏ, đưa ra ngoài trời có màu mận chín. Quan tài chạm trổ đơn giản nhưng đẹp mắt. Khi bật nắp quan tài, thấy có một lớp vải lụa hồng. Dưới lớp vải lụa hồng, là một màng trong suốt như thạch, hiện lên hình một phụ nữ đẹp rực rỡ, khuôn mặt tươi tỉnh như người sống, trang phục xiêm y lộng lẫy. Đây là ngôi mộ kết. Tất cả chúng tôi thảy đều kinh hoàng. Thoắt cái, một làn sương mờ trên quan tài ùn lên phủ kín xung quanh. Mười phút sau, làn sương tan hết, trong quan tài chỉ còn một bộ xương đen như mun, lớp vải lụa hồng cũng không thấy nữa. Trong quan tài đầy vụn chè khô, lẫn ở đấy rất nhiều đồ trang sức quý giá. Ông Quách Ngọc Minh tự tay rửa sạch từng đốt xương bằng rượu quý và nước thơm, đặt vào vuông vải trắng trong tiểu sành. Tôi chưa bao giờ chứng kiến lần bốc mộ nào có ấn tượng mạnh như thế. Con gái ông Quách Ngọc Minh là Quách Thị Trình hỏi tôi có biết gì về người phụ nữ nằm trong ngôi mộ hay không? Tôi băn khoăn quá. Phải là người mơ mộng và nghiêm khắc mới hiểu rằng biết hoặc không biết, đều chỉ là những ước lệ mơ hồ, có tính lịch sử và hạn chế.
Câu chuyện này kể về người phụ nữ nằm
trong ngôi mộ ấy.
Ngô Thị Vinh Hoa là con thứ mười của
Ngô Khải. Khải là hậu duệ của Chương Khánh Công Ngô Từ, ngưởi đã sinh ra bà Ngô
Thị Ngọc Dao, mẹ vua Lê Thánh Tông. Ngô Khải là bậc đại phú, nhà gần chùa Tiên
Tích, chuyên buôn hàng tơ lụa. Nhà Khải kho đụn không khác gì phủ Chúa, đầy tớ
vài trăm người. Khải giao du rộng, chơi với toàn người sang. Con gái họ Ngô đẹp
nổi tiếng Kẻ Chợ, đời này qua đời khác nhiều người được tuyển vào cung. Khải có
bảy người con gái thì sáu người đều là thiếp yêu ở phủ Chúa. Vinh Hoa là con
gái út. Khải rất yêu chiều. Khi đẻ ra Vinh Hoa, trên nóc nhà bỗng có đám mây
ngũ sắc bay đến, tỏa ra ánh sáng rực rỡ, khắp nơi hương thơm ngào ngạt. Trên cổ
Vinh Hoa có bảy tràng hoa quấn cổ, xòe lòng tay ra thấy có viên ngọc…ở trong,
trên khắc hai chữ “thiên mệnh”. Khải dựng tóc gáy, lập bàn thờ tạ trời đất. Có
người bảo rằng: “Trời mượn cửa nhà ông gửi ngọc, liệu mà chăm chút”. Vinh Hoa lớn
lên, hát hay, đàn giỏỉ, đẹp lồ lộ nói câu nào thiêng câu ấy. Khải rất sợ. Tỉ
như trời nắng chang chang, nàng buột miệng “ngày kia trời mưa”, quả nhiên ngày
kia mưa thật. Tỉ như có người đi qua, nàng bảo “mai ông này chết”, quả nhiên
người ấy không ốm đau bệnh tật gì hôm sau lăn ra chết. Trai gái lấy nhau thường
dắt đến trước mặt nàng nhờ xem, nàng gật đầu là lấy được, nàng lắc đầu thì chịu,
ba đầu sáu tay gì lễ cưới cũng không thành.
Nhà Ngô Khảỉ có cửa hàng tơ lụa gần Hồ
Gươm. Khi nào Vinh Hoa trông hàng, khách vào mua đông như hội. Ai trót tham, do
vải thừa, trả tiền thiếu, khi về nhà nếu không bị chó cắn thì nhà cháy, đại để
thế, tai họa không lường được. ở Kẻ Chợ có câu ca:
Biết điều thì tránh Vinh Hoa
Quịt năm cắc bạc mất nhà như chơi.
Quịt năm cắc bạc mất nhà như chơi.
Năm Kỷ Dậu (1789) Quang Trung Nguyễn
Huệ kéo quân ra Bắc diệt Mãn Thanh xong, tìm cách an dân. Nghe theo lời Trần
Văn Kỷ, nhà vua cho mời cơm các nhà danh giá thế phiệt trong thành, Khải cũng
được mời.
Khi thiếp mời đưa đẹn nhà Khải, Khải
cho gọi người quản lý tên là Sâm đến bàn. Khải nói:. “Ta không đi không được,
Quang Trung là bậc anh tài, hào hùng lắm. Ta ăn lộc nhà Lê, nhưng cũng không bỏ
lộc nhà Trịnh, gì thì gì cũng mang tiếng cơ hội. Bây giờ Quang. Trung mời đến,
nên cư xử thế nào cho “phải” Sâm nói: “Đại nhân chớ băn khoăn về chuyện cơ hội
hay không cơ hội. Điều ấy vô nghĩa. Có điều Quang Trung đang thịnh, lẽ đời là
phải phù thịnh, đại nhân cứ thế mà làm. Ta không phù Quang Trung, sợ cơ ngơi
này khó bảo toàn, lấy ai tiếp nối? Lính Tây Sơn chỉ cho mồi lửa, vu cho tàn
quân Tôn Sĩ Nghị là xong, lúc đó ta biết kêu ai? Không nói gì đến đại nhân bị hại,
bọn Sâm này cũng mất niêu cơm”. Khải cười: “Mày ranh ma lắm. Ta nghe mày”. Nói
đoạn bảo Sâm chuẩn bị lễ vật đi dự tiệc.
Sâm là tên đểu cáng, xuất thân lái
trâu, từ lâu có ý hại chủ. Chuẩn bị lễ vật cho Khải, Sâm cho vào rương hòm toàn
những đồ vàng bạc giả còn vải lụa quý thì cho cắt vụn ra từng đoạn ngắn. Khải
không biết gì, cứ thế cho đầy tớ mang vào cung.
Bữa tiệc của vua Quang Trung có đủ mặt
mấy trăm gia đình giàu có ở Kẻ Chợ. Khải ngồi chiếu trên cùng. Vua Quang Trung
nói: “Ta xuất thân áo vải cờ đào, vì nước xả thân, dẹp yên bốn cõi. Thời chiến
ta lấy kẻ có sức lực làm điểm tựa, thời bình ta lấy kẻ có trí lực làm điểm tựa.
Nay các ông đến đây, đều là những người có của, tức là những người có trí lực cả;
ta cho ăn cho uống, xin các ông vì ta mà mở mang công nghệ, bán buôn, làm cho
nước giàu dân mạnh”. Bọn Khải lạy tạ, ai cũng vui vẻ hứa sẽ vi nước mà làm giầu.
Ăn uống xong, nhân vui vẻ, vua Quang
Trung hỏi thức ăn có vừa miệng không, Khải đang say, dại miệng nói rằng: “Ngon
thì ngon nhưng chưa biết nấu, hơi ghê ghê, có vị lợm”. Nhà vua cười nhạt, không
nói năng gì. Khách dự tiệc lần lượt cho dâng vào các lễ vật mừng, đủ đồ ngọc
ngà châu báu; sơn hào hải vị rất lạ. Vua Quang Trung đứng xem, trầm trồ thán phục.
Đến lượt Khải, Khải cho đầy tớ khênh vào ba cái rương to, mở ra thấy đồ vàng bạc
toàn đồ giả, vải lụa bị cắt ra từng mảnh vụn nhỏ. Khải thất sắc, mọi người có mặt
thảy kinh hoàng. Vua Quang Trung giận lắm, mắng rằng: “Thằng Khải kia, tài bằng
cái đấu, khinh ta quá chừng! Trời cho mày sống, cướp không biết bao nhiêu lộc
thiên hạ, ăn miếng ngon không biết đậy mồm, còn chê là lợm. May nhờ phúc tổ, có
ít của chìm, như cái đuôi khô, tháng ba ngày tám mang ra gặm tưởng xênh xang
ư?”
Khải về nhà, căm tức tên Sâm lắm. Tên
Sâm đã bỏ trốn. Đang hoang mang thì đà thấy tướng của Tây Sơn là Đặng Tiến Đông
mang quân đến vây, bắt tịch biên gia sản. Khải khóc lóc kêu oan nhưng không sao
được. Vinh Hoa từ trong lầu chạy ra, rẽ đám lính Tây Sơn, quỳ trước mặt Đặng Tiến
Đông lạy rằng: “Tướng quân tha cho, việc này ở tên đầy tớ khốn nạn. Thân phụ
thiếp hồn nhiên, lỡ phạm đến uy trời. Tướng quân vì thiếp mà xét phải trái, sao
chỉ vì một gã buôn trâu mà gây oán hận?” Đặng Tiến Đông thấy Vinh Hoa xinh đẹp
lạ lùng đánh rơi cả kiếm. Là người có học, Đông biết anh hùng và mỹ nhân ở đời
đều hiếm, nông nổi phạm đến có tội với trời. Đông bảo rằng: “Tội của cha nàng
đáng chết nhưng quyền tha không phải quyền ta. Nàng muốn giải tội cho cha, phải
vào cung mà tâu bày”. Nói rồi Đông quay ra cho lính bao vây dinh thự nhà Khải,
còn tự mình dẫn kiệu Vinh Hoa vào cung.
Đặng Tiến Đông vào cung, tâu bày sự
việc với vua Quang Trung. Nhà vua thấy Vinh Hoa, thốt nhiên rùng mình, hoa mắt,
đánh rơi cốc rượu quý cầm tay. Vinh Hoa nói năng rành rẽ, đâu vào đấy, nhà vua
thích lắm. Nhà vua hỏi gì, nàng trả lời điều ấy, nói thông cả buổi, kim cổ đông
tây đủ cả. Bọn Trần Văn Kỷ ngồi nghe toát cả mồ hôi. Nhà vua bảo Vinh Hoa hát.
Nàng gẩy đàn hát:
Mây ngũ sắc ứng điềm lành
Con Tạo xoay vần
Ai biết gặp nhau ở đâu
Mộng tưởng hão huyền
Muôn dặm đường trường
Khi cưỡi voi giục trống đánh thành
Có nhớ ngày xưa đom đóm lập lòe ở góc vườn không
Có nhớ mẹ ta cậy nanh ở miệng không
Mối sầu của ta chỉ có mặt trăng biết
Ngồi trên ngai cao còn biết sợ ai
Ngọc tỷ cầm trên tay lo việc nước
Biết lo là được, còn thành bại ở trời
Ở nơi nguời
Người ngoan không nên biện bạch có quỷ thần hay không có quỷ thần
Hay nhìn từng giọt đồng hồ rơi mà run sợ.
Con Tạo xoay vần
Ai biết gặp nhau ở đâu
Mộng tưởng hão huyền
Muôn dặm đường trường
Khi cưỡi voi giục trống đánh thành
Có nhớ ngày xưa đom đóm lập lòe ở góc vườn không
Có nhớ mẹ ta cậy nanh ở miệng không
Mối sầu của ta chỉ có mặt trăng biết
Ngồi trên ngai cao còn biết sợ ai
Ngọc tỷ cầm trên tay lo việc nước
Biết lo là được, còn thành bại ở trời
Ở nơi nguời
Người ngoan không nên biện bạch có quỷ thần hay không có quỷ thần
Hay nhìn từng giọt đồng hồ rơi mà run sợ.
Tiếng đàn có khí lạnh, mọi người không
ai dám thở. Vua Quang Trung hỏi nhỏ: “Vận Tây Sơn được mấy đời? “ Vinh Hoa bảo:
“Sao không hỏi được bao nhiêu ngày”.
Vua Quang Trung giữ Vinh Hoa lại
trong cung, rồi sai Đặng Tiến Đông rút quân khỏi nhà Khải. Khi Đông đến nhà Khải
thì Khải hổ thẹn đã treo cổ tự tử. Vua Quang Trung thương xót, hối lại thì đã
muộn. Nhà vua đang đêm xõa tóc, đi chân đất, vừa đi vừa vấp, chạy vào báo cho
Vinh Hoa việc Khải mất. Vinh Hoa lập bàn thờ ngay trong cung, thắp hương, tạ
vong linh Khải rồi bảo: “Bệ hạ khỏi bận lòng. Phận nào phận ấy. Trời chỉ nhờ cửa
sinh, có ai giữ được bố mẹ sống một nghìn năm? Bệ hạ có thương, cho mở kho lấy
một đấu vàng để trả đạo hiếu”. Nhà vua gật đầu. Khi đi ra gặp Trần Văn Kỷ, nhà
vua bảo: Ta nóng nảy đã đành, ta có lý của ta. Còn cái lũ nhà giàu khốn nạn, chỉ
biết mỗi thân mình, Khải bị hạn, sao không có đứa nào đứng ra kêu hộ một tiếng?”
Trần Văn Kỷ tâu: “Bệ hạ không hiểu bọn nhà giàu, chúng có thương xót ai bao giờ?
Ta có câu: Có độc mới đủ, có phũ như chó mới giàu!…” Nhà vua lại hỏi: “Khải
khôn khéo thế, bình sinh cẩn thận, sao sơ suất đến nỗi bị tên đầy tớ kia lừa?”
Trần Văn Kỷ tâu: “Đời người ta có vận hạn, Khải không sợ trời, tính ích kỷ,
giàu có mà đóng cửa ăn một mình; không biết giúp ai, không biết làm điều phúc,
điều thiện, không biết chia lộc cho thiên hạ, trông thấy người hiền ngoảnh mặt
đi; khi hạn đến, tránh sao kịp được? Nói chi đến mưu thằng buôn trâu, có khi chỉ
vì con ruồi cũng làm tan nghiệp” Nhà vua gật đầu, cho làm ma Khải rất hậu rồi lệnh
truy nã tên Sâm.
Vinh Hoa ở trong cung, vua Quang
Trung rất ân cần, thương xót. Từ quan tới lính, không ai không nể vì. Nàng ăn
nói khoan hòa, cư xử thông minh, lịch lãm, bọn Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm, Đặng
Tiến Đông, Vũ Văn Dũng, Trần Văn Kỷ… ai cũng quý trọng nàng. Nhiều việc triều
chính nàng tham dự, mọi ý kiến luận bàn của nàng vua Quang Trung hết sức thán
phục, làm gì cũng thành. Cũng có khi nàng múa hát cho mọi người xem. Vua Quang
Trung nói: “Ta được Vinh Hoa như được báu vật, một Vinh Hoa bằng ba vạn người”.
Tuy vua Quang Trung đối xử ân cần, hết
lòng yêu thương chiều chuộng, song Vinh Hoa vẫn một mực không cho nhà vua thành
thân. Mỗi khi nhà vua ngỏ ý, nàng đều khéo léo chối từ. Nhà vua rất lấy làm buồn.
Tuy hàng ngày gặp nhau nhưng nhà vua vẫn không sao gần gụi được.
Ổn định xong Bắc Hà, vua Quang Trung
giao việc triều chính cho bọn Ngô Văn Sở rồi kéo quân về Phú Xuân, đưa cả Vinh
Hoa theo. ít lâu sau nhà vua bỗng mất đột ngột. Khi lâm chung, có Vinh Hoa đứng
hầu bên giường, nhà vua nhìn mãi Vinh Hoa mà không nhắm mắt. Cả triều đình thương
cảm. Con trai nhà vua là Nguyễn Quang Toản vuốt mắt cho cha nhưng hễ buông tay
ra mắt nhà vua lại mở trừng trừng. Đến cả Hoàng hậu Ngọc Hân cũng thế. Sau Vinh
Hoa phải lấy ngón tay út của mình đặt lên hai mi mắt nhà vua thì mắt nhà vua mới
nhắm lại được. Sau đấy, chỗ ngón tay út của Vinh Hoa đen như chàm, rửa thế nào
cũng không sạch.
Từ khi vua Quang Trung mất, nội bô
Tây Sơn rối ren, Nguyễn Quang Toản kéo quân vào Quy Nhơn đánh bác ruột mình là.
Nguyễn Nhạc. Bọn tướng của Tây Sơn là Vũ Văn Dũng đánh nhau, chia năm xẻ bảy cơ
nghiệp. Năm Tân Dậu (1810), vua Gia Long Nguyễn Phúc ánh chiếm Phú Xuân Nguyễn
Quang Toản chạy ra Bắc, triều Tây Sơn sụp đổ.
Khi chiếm Phú Xuân, tướng của Gia
Long là Vũ Văn Toàn vào trước, kéo quân thẳng vào hậu cung, cướp được nhiều
cung tần mỹ nữ, cướp được cả Ngô Thị Vinh Hoa. Quân hồi vô phèng, Toàn hốt rất
nhiều vàng bạc. Toàn vốn xuất thân quản tượng, theo vua Gia Long nhưng thâm tâm
có ý không phục. Khi vua Gia Long vào thành an dân, kiểm kê kho đụn Tây Sơn, thấy
chẳng còn bao nhiêu. Nhà vua hỏi Toàn: “Của cải trong kho, không có cánh mà bay
à?” Toàn tâu: “Từ khi Nguyễn Huệ chết, Tây Sơn làm gì có của, chỉ có chuột”.
Nhà vua hỏi: “Phi tần không còn ai ư?” Toàn tâu: “Đàn bà trơn mà nhanh như rắn,
động ổ là chuồn, biết đâu mà lần?” Nhà vua nín lặng, không nói năng gì.
Ít bữa sau, có người mật báo với vua
Gia Long nhà Toàn chứa đầy gái đẹp với đồ vàng bạc. Nhà vua giận lắm, đang đêm
đến vây nhà Toàn, thấy Toàn đang ngủ trên giường bèn trói nghiến lại.
Tướng của vua Gia Long là Nguyễn Văn
Thành soi đuốc dẫn nhà vua đi xem xét, quả nhiên thấy đúng như lời mật báo. Nhà
vua gọi Toàn ra mắng: “Thằng khốn nạn theo voi ăn bã mía kia, đểu cáng chừng
nào. Mày mượn danh ta để đi ăn cướp với chơi gái à?” Toàn lạy van: “Bệ hạ tha
cho. Toàn theo bệ hạ từ thuở hàn vi, nằm gai nếm mật đắng cay. Nay nghiệp đã
thành, muốn hưởng lạc riêng, thế gọi là trả giá đời sống”. Nhà vua cười nhạt:
“Mày tưởng công mày to ư? Mày ở gần ta mà không biết ta. Mày kể công với ta làm
gì? Mày chỉ dự vào trò chơi của ta. Trò chơi nào chẳng vô công? Mày phạm luật
thì mày chịu. Đừng trách ta ác”. Toàn lại lạy van: “Bệ hạ! Bệ hạ! Bệ hạ nói gì
vậy? Đẩy vạn con người vào cuộc binh đao là trò chơi sao? “ Nhà vua bảo: “Binh
đao là trò chơi của trời. Sao mày lại hỏi ta? Ta chơi trò khác, chơi trò đế
vương!” Toàn lại lạy van: “Bệ hạ thương tình! Vàng bạc trả lại bệ hạ! Phi tần
trả lại bệ hạ! Chỉ xin bệ hạ ban cho Ngô Thị Vinh Hoa” Nhà vua nổi giận : “Thằng
mặt xanh kia! Kề miệng lỗ còn dê ư? Ta cho cắt dái mày! Ta cho mày ăn cứt”. Nhà
vua vào phòng Ngô Thị Vinh Hoa. Mở cửa ra, thấy Vinh Hoa bị trói, trên người
không có mảnh vải che. Gia nhân thưa rằng Toàn muốn làm nhục Vinh Hoa nhưng
nàng không chịu, nhà vua rất thươngxót. Nhà vua đến gần, thấy Vinh Hoa đẹp quá,
bỗng nhiên xây xẩm mặt mày. Nhà vua thở dài, ngã quay ra đất, ngất lịm đi.
Vinh Hoa ở trong cung được nhà vua hết
sức vêu chiều. Dần dần nàng hồi tâm lại, đẹp mơn mởn y như lộc mùa xuân. Biết
Vinh Hoa có tài múa hát, lại có tài đoán định việc trước sau, nhà vua thích lắm,
muốn lấy làm vợ. Nguyễn Văn Thành can: “Bệ hạ! Bệ hạ! Vinh Hoa ở với Nguyễn Huệ
bao năm mà Huệ không dám đụng vào thân thể. Thần xin bệ hạ giữ lấy mình rồng! “
Nhà vua bảo: “Thế là Huệ dại, Huệ trọng tinh thần mà bỉ thể xác”. Thành hỏi: “Bệ
hạ muốn dùng Vinh Hoa ở phần tinh thần hay phần thể xác?” Nhà vua bảo: “Làm đến
đại tướng còn ngu. Bậc đế vương giữ nước là ở tinh thần, còn giữ mình là ở thể
xác”. Thành lắc đầu rồi lui ra.
Vua Gia Long vào cung, tìm Ngô Thị
Vinh Hoa, nhà vua bảo nàng. “Ta muốn sở hữu nàng như nuôi con gà, con vịt trong
nhà. Vinh Hoa tâu: “Bệ hạ muốn làm vua gà, vua vịt hay sao? “ Nhà vua thở dài:
“Sứ mệnh đế vương thật là sứ mệnh khốn nạn, chỉ được quyền cao cả, không được
quyền đê tiện”.
Vinh Hoa tâu: “Ai cũng phải thế”.
Nói rồi nàng ôm đàn hát:
Nước có còn không
Nước có mạnh không
Thiên tử là cái gốc lớn thiên hạ
Cây cao, bóng cả
Trùm lên muôn dân
Gió mây có biến hóa
Ghi nhớ trong tâm trường
Nhắc ai tự chủ trương
Giữ chữ “thường”
Chính đạo thuần vương
Nước có mạnh không
Thiên tử là cái gốc lớn thiên hạ
Cây cao, bóng cả
Trùm lên muôn dân
Gió mây có biến hóa
Ghi nhớ trong tâm trường
Nhắc ai tự chủ trương
Giữ chữ “thường”
Chính đạo thuần vương
Nhà vua nghe tiếng đàn, mơ màng, gục
đầu xuống bàn ngủ thiếp đi. Khi tỉnh dậy, nhà vua không thấy Vinh Hoa đâu nữa,
chỉ thấy trên bàn có ghi mấy chữ:
Thời lai phong tống tạ Đà giang
(Thời vận đến, gió đưa lại phía sông Đà)
(Thời vận đến, gió đưa lại phía sông Đà)
Nhà vua sai tìm Vinh Hoa khắp nơi
nhưng không thấy. ít lâu sau, ở vùng huyện lỵ Đà Bắc (thuộc phủ Hưng Hóa), người
ta vớt được một xác phụ nữ quý tộc trôi trên sông, trên tay có bế một đứa bé
con còn sống. Quan sở tại báo việc này về triều đình. Vua Gia Long cho người
lên xem xét, nhận ra người chết giống hệt Ngô Thị Vinh Hoa. Nhà vua cho làm ma
nàng rất hậu, bắt lập miếu thờ. Đứa bé con được những người dân Mường ở đây đón
về nuôi. Trong miếu thờ có đôi câu đối của nhà vua ban, ghi rằng:
Sự nhị quân, vĩnh thủ trinh tâm
Lưu vạn cổ, bảo tồn phẩm tiết.
(Thờ hai vua, vẫn giữ lòng trinh
Lưu muôn thuở, còn nguyên phẩm tiết.)
Truyện ngắn Kiếm sắc của Nguyễn
Huy Thiệp
Ðoạn
kết
Ông Quách Ngọc Minh, ngụ ở Tu Lý, huyện Đà Bắc viết thư cho tôi: Tôi đã đọc truyện ngắn Kiếm sắc của ông kể về tổ phụ tôi là Đặng Phú Lân. Riêng chi tiết gặp Nguyễn Du không thích. Nhân vật “Người trẻ tuổi trong quán trong trẻo lạ lùng, tâm hồn sạch như nước ở núi ra” không ra gì. Bài hát Tài mệnh tương đố có ý gán cho Nguyễn Du là khéo mà không khéo vậy. Ông gắng thu xếp lên chơi, tôi sẽ cho ông xem vài tư liệu, biết đâu giúp ông có cách nhìn khác. Con gái tôi là Quách Thị Trình sẽ mời ông món canh cá nấu khế ông thích…
Đoạn kết I
Đoạn kết II
Đoạn kết III
Lưu vạn cổ, bảo tồn phẩm tiết.
(Thờ hai vua, vẫn giữ lòng trinh
Lưu muôn thuở, còn nguyên phẩm tiết.)
Truyện ngắn Kiếm sắc của Nguyễn
Huy Thiệp
“Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Nguyễn Du
Trong số người gần gũi với Thế tổ
Nguyễn Phúc Ánh những năm mưu phục lại cơ đồ nhà Nguyễn có một hào kiệt mà
không sử sách nào nhắc đến. Người đó là Ðặng Phú Lân.
Lân quê ở Hưng Hóa, cha là Ðặng Phú
Bình, trước là thuộc tướng của Trịnh Bồng. Bình tính ngang tàng, võ công thâm hậu,
thấy chúa Trịnh hèn mà cách xử thế keo kiệt, không xứng đáng với bậc vương giả
nên bỏ Trịnh Bồng vào Ðàng Trong. Khi Tây Sơn nổi lên, Bình theo Nguyễn Nhạc,
Nguyễn Nhạc không tin Bình, cho Bình là dân Bắc Hà trí xảo, không trung tín. Nhạc
chỉ cho Bình làm một chức quan võ nhỏ ở vùng sơn cước mãi tây Bình Thuận. Bình
bất đắc chí, suốt ngày uống rượu, nhiều khi say quá, cứ trông về phía trời Bắc
mà khóc hu hu. Lân can thế nào cũng không được. Về sau Bình ngã nước, râu tóc rụng
hết, gầy tọp đi, da vàng như nghệ, chỉ nằm chờ chết. Bình có một thanh kiếm gia
truyền, sắc như nước, sống kiếm đổ chì, sức chém khủng khiếp. Trước khi chết,
Bình trao thanh kiếm lại cho Lân, bảo rằng: “Con ơi, nước đang có loạn. Tây Sơn
bây giờ đang lên như thế chẻ tre. Nhưng ta thấy sức chơi của bọn người này bất
quá chỉ như trọc phú nhà giàu, gÁnh vác giang sơn sao được? Ta đồ rằng mệnh Tây
Sơn có hạn. Hiện Gia Ðịnh có Nguyễn Phúc Ánh là nòi vương giả, con gắng vào đấy
tìm xem”. Lân khóc, mắt chảy có máu. Bình giãy mấy cái, mồ hôi toát đầm đìa,
người cứ lạnh dần rồi chết. Lân lấy kiếm đào huyệt chôn cha; tìm đường vào Gia
Ðịnh theo Nguyễn Phúc Ánh. Lúc bấy giờ Lân mới hai mươi tám tuổi.
Nguyễn Phúc Ánh ở Gia Ðịnh tìm cách lật
đổ Tây Sơn, khi này thế đã mạnh. Ánh là người đa mưu túc kế, tính kiên trì,
không tin ai, dùng người lấy chữ “hiệp”, chữ “lễ” làm trọng, không coi “nhân”,
“nghĩa”, “trí”, “tín” ra gì. Thỉnh thoảng, Ánh vào trong đất Thuận Quảng, xuất
quỷ nhập thần. Người Ðàng Trong sợ Ánh hơn là thích Ánh. Ánh đi đến đâu nghe
nói cũng có mây đen cuồn cuộn bay đằng trước, dân cư thấy có mưa là biết Ánh vừa
đi qua.
Lân gặp Ánh. Ánh thấy Lân khôi ngô,
ăn nói khoan hòa mà thủ đoạn táo bạo thì thích lắm, cho ở luôn bên mình. Một lần
thuyền Ánh qua cửa Tiền Giang, có bốn người đi theo, trong đó có Lân. Bấy giờ
có con cá sấu rất to cứ bơi theo, đuổi thế nào cũng không được. Mọi người lo sợ,
thấy phải có người nhảy xuống làm mồi cho cá sấu thì mới thoát.
Ánh hỏi: “Ai vì nước Việt mà chết?”
Ba người kia tình nguyện chết, chỉ có
Lân ngồi im. Ánh trừng mắt hỏi Lân: “Trượng phu quý mạng sống thế à?”
Lân chắp tay: “Chúa công đừng giận.
Nước Việt thì không ai hại được. Còn thoát hàm cá sấu, cần gì phí một mạng người!”
Nói rồi nhặt hòn đá ở mạn thuyền ném
con vịt giời bay qua. Vịt giời rơi xuống nước, cá sấu thấy vậy vội bỏ thuyền
lao đến chỗ vịt giời. Ánh cười ha hả bảo rằng: “Thế này thì nghiệp ta thế nào
Trời cũng cho thành”.
Ánh đi đâu cũng cho Lân đi theo, cũng
nhiều khi Ánh xem ý Lân để liệu xử thế với người, lần nào cũng trúng. Có lần,
lúc này thế Ánh như diều gặp gió, trước Tết Nguyên đán, các tướng lĩnh, các nhà
hào phú quanh vùng, cả dân chúng Gia Ðịnh nữa cũng mang lễ vật đến mừng, Ánh
cho Lân ra nhận lễ vật. Lân ra nhận, cho ráo vào cả một kho. Khách đến chúc mừng
Ánh, chỉ đi chân tay không mà vào. Bọn Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành, Võ TÁnh
thấy lễ vật của mình cũng bị xếp cùng với lễ vật những người khác thì căm tức.
Bọn này phàn nàn với Ánh, ý trách Ánh để tả hữu coi thường mình. Ánh cười bảo rằng:
“Lân là người có văn, có võ, lại cương trực, trung thành với chủ, cứ để hắn khu
xử. Hắn có cách khu xử của hắn. Những người gần ta không phải kẻ tầm thường
đâu”.
Sáng mồng một, lập đàn tế thần, Ánh
cho Lân đứng ra chia lộc thÁnh. Lân chia phần đều ai cũng như ai, mọi người rất
hớn hở. Sau việc này, Ánh hỏi Lân, Lân đáp: “Nghiệp chúa công chưa thành, thế
mà đã có kẻ dâng lễ vật nhiều, dâng lễ vật ít. Biết lễ vật của từng người, chúa
công sau này dùng họ khó.” Ánh bảo: “Phải!” Lân lại nói: “Việc chia phần đều
nhau là để ai cũng thấy mình phải cố gắng”. Ánh bảo: “Cũng phải”. Ngồi một lúc
Ánh nói: “Chỉ e ngươi căn cơ quá chăng?” Lân đáp: “Ðầy tớ không căn cơ có hại
cho chủ”. Ánh bảo: “Ngươi là dân Bắc Hà; Ngươi không hiểu dân Ðàng Trong như ta
được. Ngươi tưởng làm thế là chu toàn, nhưng bậc vương giả thích sự tiện lợi
hơn cả”. Lân bảo: “Chúa công nói phải, căn cơ chỉ hợp với bần tiện, nhưng đất của
Chúa công bây giờ nhiều hơn đất của Tây Sơn hay của Tây Sơn nhiều hơn?” Ánh cau
mày đáp: “Ta chỉ vỏn vẹn có ba thước đất chôn thây thôi”. Lân bảo: “Không phải
thế. Chúa công được lòng trời đất, chỉ cần Chúa công thành tâm”. Ánh ngồi im,
lát sau lại hỏi: “Nhạc không nói làm gì. Lữ không nói làm gì. Huệ có cách gì mà
giỏi giang thế?” Lân đáp: “Huệ giỏi dùng người tài nhưng không giỏi dùng người
thường. Chúa công khác Huệ”. Ánh ngồi im không nói năng gì.
Khi Nguyễn Huệ chết, con trai là Nguyễn
Quang Toản lên ngôi, Tây Sơn năm bè bảy mối. Ánh mừng lắm sai mở tiệc mừng. Lân
đứng ra can: “Chúa công đừng làm thế, dân chúng nhìn vào không cho ta là người
đại lượng”. Ánh bảo: “Huệ coi ta là quốc thù, hịch truyền khắp nơi, lời lẽ bẩn
thỉu lắm. Ta với Huệ không đội trời chung. Nó chết ta cười cũng không được ư?”
Lân đáp: “Huệ không có tội gì, chỉ là một người tài, bị trời hành, cũng như
Chúa công vậy. Nhưng lực lượng của Huệ không được hưởng phúc lâu dài, thế là Huệ
dăm bảy đường thiệt. Ta lấy lộc của kẻ được hưởng phúc trời mà cư xử, trời thấy
ta phải, người cũng thấy ta phải”. Ánh nghe Lân nhưng nghiến răng nói: “Khi nào
ta thành nghiệp lớn, ta phanh thây nó, ta chôn ba họ nó”. Lân bảo: “Chẳng lâu
đâu, Chúa công cứ nhịn cười, lúc ấy cười một thể”. Quả nhiên sau này khi Ánh
chiếm Thăng Long, thống nhất giang sơn, Ánh trả thù Tây Sơn rất thảm khốc.
Khi Ánh chiếm Phú Xuân, cướp được một
ca nữ xinh đẹp lạ lùng, tên là Ngô Thị Vinh Hoa, vừa tròn mười tám tuổi. Vinh
Hoa hát hay, đàn giỏi, điệu bộ rất duyên dáng. Một đêm, Ánh hứng khởi, sai Lân
đưa Vinh Hoa vào bày tiệc, ngồi nghe hát. Lân bảo: “Hát bài Triều Thiên Tử“.
Vinh Hoa ôm đàn hát:
Kìa xanh xanh
Mấy nụ non
Mấy lá non
Nhờ mưa xuân mang sữa cho
Nhờ gió xuân mang khí thở cho
Nhờ đất mang lương thực cho
Chẳng chịu cho ai hái
Càng lớn, nhan sắc càng mỹ miều
Càng lớn, phẩm hạnh càng thanh sạch
Càng lớn, càng cả thẹn
Thơ nào tả được vẻ đẹp này
Bút nào vẽ được ý tứ này
Ai tương tư mà chau mày
Ngủ thì thôi, tỉnh lại nhớ
Ấy là trời cho
Vẻ đẹp hoàn hảo
Vẻ đẹp thiên kim.
Mấy nụ non
Mấy lá non
Nhờ mưa xuân mang sữa cho
Nhờ gió xuân mang khí thở cho
Nhờ đất mang lương thực cho
Chẳng chịu cho ai hái
Càng lớn, nhan sắc càng mỹ miều
Càng lớn, phẩm hạnh càng thanh sạch
Càng lớn, càng cả thẹn
Thơ nào tả được vẻ đẹp này
Bút nào vẽ được ý tứ này
Ai tương tư mà chau mày
Ngủ thì thôi, tỉnh lại nhớ
Ấy là trời cho
Vẻ đẹp hoàn hảo
Vẻ đẹp thiên kim.
Ánh vỗ tay reo: “Hát hay quá”. Lân lại
bảo:” Hát bài Tình Sông Núi“. Vinh Hoa ôm đàn hát:
Kìa núi cao cao
Kìa sông xanh xanh
Núi do đâu mà ra
Sông do đâu mà ra
Tráng sĩ xa nhà
Lặn lội trên đường
Nơi cố hương
Mẹ già bạc đầu
Gái quý đêm nằm trằn trọc
Lấy gì trả nghĩa tình
Uống chén rượu sầu
Mời núi cao một chén
Lạy thiên tử ba lạy
Chẳng quên tình sông núi
Chỉ thương tình mẹ già với người đẹp phương xa.
Kìa sông xanh xanh
Núi do đâu mà ra
Sông do đâu mà ra
Tráng sĩ xa nhà
Lặn lội trên đường
Nơi cố hương
Mẹ già bạc đầu
Gái quý đêm nằm trằn trọc
Lấy gì trả nghĩa tình
Uống chén rượu sầu
Mời núi cao một chén
Lạy thiên tử ba lạy
Chẳng quên tình sông núi
Chỉ thương tình mẹ già với người đẹp phương xa.
Ánh cau mày: “Hát hay nhưng buồn
quá”. Vinh Hoa quì xuống lạy: “Tiện thiếp làm rầu lòng người trời”. Lân đỡ dậy,
bảo rằng: “Người chớ lo, Chúa công lòng rộng, những thứ tình cảm sướt mướt của
bọn người thường không hợp với Chúa công đâu”. Nói xong, Lân sụp xuống lạy Ánh:
“Ngày mai Chúa công ra trận vui thú ít thôi, cần nghỉ ngơi”. Ánh thở dài đứng
lên: “Cũng phải ngươi ép ta, đến nay là chín năm rồi, ta còn nhớ. Từ khi ngươi
cắp gươm hầu ta, ăn ngủ cũng phải tính giờ. Xưa kia ta đâu phải vậy?” Lân đáp:
“Chúa công chịu mệnh trời, gÁnh nặng hơn người”. Ánh bảo: “Ta chỉ thích như người
thường thôi!” Tuy nói thế nhưng cũng rũ áo vào trướng. Vinh Hoa ôm đàn lui ra.
Hôm sau, Ánh bảo Lân: “Ta đi mà cứ văng vẳng tiếng hát ca nữ bên tai, tiếng gió
thổi, tiếng gươm dao không át được”. Lân bảo: “Chúa công còn nhiều cơ hội nghe
hát, nhưng cơ hội diệt Tây Sơn chỉ có một”.
Ánh họp các tướng, bàn kế hoạch đánh
ra Thăng Long. Lê Văn Duyệt tâu: “Bắc Hà có nhiều danh sĩ tài giỏi. Sao cho cờ
của ta đến đâu, bọn khốn nạn này mà theo thì dân chúng cũng phải theo thôi”.
Ánh bảo: “Không được. Ta ủy mệnh trời, cần gì mua chuộc ai? Ta đến đâu, đào hố
đến đấy, chôn chúng nó xuống, dân chúng không theo không được”. Quan tướng ai
cũng thấy phải, ngồi yên lặng cả.
Ðêm ấy Ánh thao thức không ngủ được,
gọi Lân đến bảo múa kiếm cho xem. Lân cầm thanh kiếm gia truyền, múa loang
loáng, nghe như có gió thổi bốn bề. Ánh nhìn toát cả mồ hôi, đoạn bảo đưa kiếm
cho xem. Ánh cầm thanh kiếm hai tay, phát đứt một cây hoa dại vòng gốc như cột
nhà mà chỉ bằng một nhát. Nhựa cây phun ra như máu trắng. Ánh hỏi: “Kiếm của
ngươi sao sắc bén vậy?” Lân bảo: “Ðây là kiếm thần, không rõ xuất xứ, tổ phụ
truyền lại”. Ánh hỏi: “Sao bây giờ ta mới thấy nó?” Lân bảo: “Trước Chúa công
chỉ thấy đầu rơi dưới kiếm, bây giờ mới nhìn rõ kiếm. Thế là sắp thanh bình thịnh
trị rồi đó”. Ánh cầm thanh kiếm không muốn rời tay.
Ánh hỏi: “Trưa nay khi nói việc ta muốn
chôn danh sĩ Bắc Hà, sao ngươi tái mặt?” Lân tâu: “Lân là người Bắc Hà nên tủi
phận mình sợ cho mình”. Ánh bảo: “Ta chỉ ghét bọn chữ nghĩa thôi, còn ngươi là
con nhà võ thì sợ gì. Chữ nghĩa chúng nó thối lắm, ngụy biện xảo trá tinh vi.
Hành tung chúng, ta chẳng lo. Toàn lũ ốm o, như dòi chồn hèn mọn cả”. Lân bảo:
“Ða số như thế, chôn cũng đáng. Chỉ có đôi người khá, chúa công được họ thì
thêm sang cho chúa công”. Ánh bảo: “Ta không tin bọn nó theo ta. Chúng nó quen
tỉ tê với chữ nghĩa thì sẽ coi ta là vô đạo, không có tâm thế. Rửa đầu óc chúng
nó mệt lắm”. Lân bảo: “Thế là chúa công vẫn quen dùng người thường, ở bậc cao
nhân còn gì còn chuyện vô đạo, hữu đạo? Tâm ở sự thành, đâu phải ở lòng? Chúng
không chịu hiểu là lỗi ở chúng. Ðã ai hiểu việc chúa công dùng Bá Ða Lộc, dùng
người ngoại quốc? Chúc công còn phải mang tiếng ba trăm năm”. Ánh lo sợ nói:
“Phải làm sao?” Lân bảo: “Chẳng làm sao được, nhưng bên cạnh chúa công có vài
người như Ngô Thì Nhậm thì không sao cả”.
Ánh bảo: “Ta muốn cho ngươi đi trước,
chiêu mộ đôi ba người, thế là công to lắm”. Lân sụp lạy: “Ðược thế còn gì bằng,
Lân cũng không thẹn mặt với nơi sinh ra mình”. Ánh bảo: “Ta giữ thanh kiếm này
để khi ngươi quay về, có tin hay, ta có cớ mà khen thêm. Còn không được việc,
ta có linh khí mà trừng phạt”. Lân tái mặt nhưng đành phải chịu.
ít bữa sau, Lân cãi trang, giắt theo
ít vàng bạc, tìm đường ra Bắc Hà. Lúc này Bắc Hà nhốn nháo lắm, triều đình Tây
Sơn như trứng để đầu đẳng. Bọn tướng của Tây Sơn tranh giành nhau, chẳng còn biết
giữ gìn tiếng tăm nữa. Lân thân cô, thế cô, lang thang đây đó, đi khắp nơi tìm
người tài giỏi nhưng không thấy ai ưng ý.
Một hôm, Lân vào nghỉ ở một quán trọ
ven đường, thấy có một người cốt cách hiền lành, dáng điệu bồn chồn đang ngồi uống
nước chè suông. Hai người nói chuyện. Lân ngạc nhiên thấy người này trong trẻo
lạ thường, tâm hồn sạch như nước ở suối ra. Lân cố mời rượu, người này chỉ uống
một tí đã đỏ mặt. Con gái chủ quán rất xinh đứng ra hầu rượu. Người trẻ tuổi bảo:
“Khách ở nơi xa đến, mệt mỏi vì công danh không đâu, chưa biết thế nào là đường
đi lối lại, cô Cầm hát một bài cho nghe đi”. Lân thoáng ngạc nhiên, rồi bình
tâm lại, vật nài mãi, cô con gái chủ quán bèn ôm đàn ra đưa cho người trẻ tuổi.
Người trẻ tuổi gảy đàn, cốt cách rất ư thanh lịch. Cô con gái chủ quán hát:
Kìa trăm năm
Tài mệnh là gì
Chỉ thấy đớn đau
Nhờ mưa mang sữa cho
Nhờ đất mang lương thực cho
Chẳng chịu cho ai hái
Ai hái cũng phí
Nhan sắc mỹ miều cũng qua thôi
Phẩm hạnh thanh sạch cũng nhạt thôi
Càng lớn càng cả thẹn
Cố tả được vẻ đẹp này
Gắng vẽ được ý tứ này
Ai tương tư cho rầu lòng
Ngủ thì thôi, tỉnh lại nhớ
Ấy là trời buộc
Cô quạnh vì nàng
Ta đi săn, đi câu
Vẻ đẹp hoàn hảo
Vẻ đẹp thiên kim
Bao giờ bốc mộ
Nhỏ cho một giọt nước mắt
Kìa trăm năm
Tài mệnh là gì
Chỉ thấy đớn đau
Tài mệnh là gì
Chỉ thấy đớn đau
Nhờ mưa mang sữa cho
Nhờ đất mang lương thực cho
Chẳng chịu cho ai hái
Ai hái cũng phí
Nhan sắc mỹ miều cũng qua thôi
Phẩm hạnh thanh sạch cũng nhạt thôi
Càng lớn càng cả thẹn
Cố tả được vẻ đẹp này
Gắng vẽ được ý tứ này
Ai tương tư cho rầu lòng
Ngủ thì thôi, tỉnh lại nhớ
Ấy là trời buộc
Cô quạnh vì nàng
Ta đi săn, đi câu
Vẻ đẹp hoàn hảo
Vẻ đẹp thiên kim
Bao giờ bốc mộ
Nhỏ cho một giọt nước mắt
Kìa trăm năm
Tài mệnh là gì
Chỉ thấy đớn đau
Lân nghe xong, thở dài trào máu ra từ
ngũ khiếu. Lân kêu to: “Trời hỡi trời, sao giống bài Triều Thiên Tử vậy?” Cô
con gái chủ quán cười cười chỉ tay vào người trẻ tuổi: “Bài này không có tên,
do người này làm ra, chỉ để riêng cho Cầm hát”. Lân thở dài nói: “Bài hát hay
quá, thật Lân này chưa biết thế nào là đường đi lối lại”. Nói rồi Lân cáo từ
vào trong nằm nghỉ. Hôm sau Lân dậy sớm, bỏ đi không chào chủ quán, cũng không
hỏi người khách trẻ tuổi với cô Cầm, con gái chủ quán.
Khi Lân đến được Thăng Long thì Nguyễn
Ánh đã vào thành rồi. Quân Ánh đi như nước lụt, Lân như cÁnh bèo bị sóng cuốn
trôi. Thâm tâm Lân cũng chẳng biết nên vui hay buồn, chỉ thấy trong lòng cảm động.
Lân gặp Ánh xin chịu tội vì không làm
được việc. Ánh ngồi trên ngai vàng, tả hữu gươm giáo sáng quắc hai bên. Lân tự
trói mình, quì xuống sân rồng. Ánh bảo: “Ngươi theo hầu ta thế là chín năm một
trăm ngày. Chín năm không làm hỏng việc gì, còn một trăm ngày thì hỏng việc, vô
tích sự. Thế là trèo lên cây mà không hái được quả, đáng tội chết”. Lân không
nói năng gì, vươn cổ ra chịu chém. Nghe nói Nguyễn Ánh đã sai đao phủ dùng
thanh kiếm gia truyền của Lân để chém đầu Lân. Khi chém đầu, máu phun ra không
đỏ mà trắng như nhựa cây, một lúc sau thì bết lại.
Ðoạn
kết
Tôi, người viết truyện này, gần đây
lên Ðà Bắc, đến Tu Lý ở trong nhà một người Mường. Chủ nhà tên là Quách Ngọc
Minh có cho xem bài vị thờ tổ tiên. Tôi hết sức ngạc nhiên khi ông Quách Ngọc
Minh cho biết tổ tiên ông là người Kinh. Ông Quách Ngọc Minh có nói tổ phụ ông
tên là Ðặng Phú Lân, có vợ tên là Ngô Thị Vinh Hoa vốn là một ca nữ. Lân và Hoa
trốn vua lên Ðà Bắc, giả làm người Mường, về sau lập trại, sinh con đẻ cái ở
đây. Ông Quách Ngọc Minh có nói tổ phụ ông sinh thời từng gặp Nguyễn Du, tác giả
cuốn Ðoạn Trường Tân Thanh nổi tiếng. Tôi còn được con gái ông Quách Ngọc Minh
tên là Quách Thị Trinh hát cho nghe một bài hát xưa, lời lẽ rất thanh tao về những
chồi cây xanh.
Viết truyện ngắn này, tôi muốn để tặng
gia đình ông Quách Ngọc Minh để cám ơn thịnh tình của gia đình ông đối với
riêng tôi. Tôi cũng xin cảm ơn một số nhà nghiên cứu lịch sử và bạn bè quen biết
đã giúp tôi sưu tầm chỉnh lý những tư liệu cần thiết cho công việc viết văn, vốn
rất nhọc nhằn, phức tạp, lại buồn tẻ nữa – của tôi…
Hà Nội
1988
Truyện ngắn Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp
Rầu lòng vậy… Cầm lòng vậy…
(Dân ca)
Ông Quách Ngọc Minh, ngụ ở Tu Lý, huyện Đà Bắc viết thư cho tôi: Tôi đã đọc truyện ngắn Kiếm sắc của ông kể về tổ phụ tôi là Đặng Phú Lân. Riêng chi tiết gặp Nguyễn Du không thích. Nhân vật “Người trẻ tuổi trong quán trong trẻo lạ lùng, tâm hồn sạch như nước ở núi ra” không ra gì. Bài hát Tài mệnh tương đố có ý gán cho Nguyễn Du là khéo mà không khéo vậy. Ông gắng thu xếp lên chơi, tôi sẽ cho ông xem vài tư liệu, biết đâu giúp ông có cách nhìn khác. Con gái tôi là Quách Thị Trình sẽ mời ông món canh cá nấu khế ông thích…
Nhận được thư tôi đã lên thăm gia
đình ông Quách Ngọc Minh. Những tư liệu cổ mà ông Quách Ngọc Minh gìn giữ thật
độc đáo. Về Hà Nội, tôi viết truyện ngắn này. Khi viết, tôi có tự ý thay đổi một
vài chi tiết phụ và sắp xếp, chỉnh lý lại các tư liệu để hợp với việc kể chuyện.
***
Năm 1802, Nguyễn Phúc ánh chiếm Thăng
Long, lên ngôi vua, đặt tên hiệu là Gia Long. Bên cạnh nhà vua có vài người
châu Âu giúp việc. Trong số ấy có một người Pháp tên là Phrăngxoa Pơriê do
chính giám mục Pi nhô đờ Bê hen (Bá Đa Lộc) tiến cử. Nhà vua thường gọi y là
Phăng.
Phăng từ nhỏ đã thích phiêu lưu. Y từng
tham gia cách mạng 1789, bạn với Xanh Giuýt. Năm 1794, cách mạng thất bại,
Phăng trốn ra nước ngoài. Năm 1797, Phăng theo chân một tàu buôn trôi dạt dến Hội
An. Người ta không rõ cuộc gặp gỡ của y với Bá Đa Lộc, chỉ biết Bá Đa Lộc có viết
thư giới thiệu Phăng với vua Gia Long. Trong tập bút ký của mình sau này, Phăng
viết:
Nhà vua là một khôí cô đơn khổng lồ.
Ông đóng trò rất giỏi trong triều đình. Ông đi, đứng, ra, vào, ra các mệnh lệnh,
chấp nhận sự tung hô của bọn quần thần. Ông là người cha nghiêm khắc của lũ con
ích kỷ, đần độn. Là người chồng đáng kính của các bà vợ tầm thường… Ông biết
ông đã già, với bọn cung tần mỹ nữ trẻ đẹp ông bất lực. Ông biết rõ cái triều
đình thiển cận do ông dựng lên, biết rõ quốc gia mình nghèo đói. Ông luôn lo sợ
bởi quyền lực nắm trong tay, nó lớn ngoài sức chứa một con người…
Trong một chuyến đi săn ở phía Bắc
kinh thành Huế, Phăng đi theo vua Gia Long. Phăng kể: Nhà vua cưỡi ngựa, lưng rất
thẳng. ở giữa thiên nhiên, trông ông rạng rỡ mất đi vẻ đăm chiêu cau có hàng
ngày. Ông vui vẻ vào cuộc săn hào hứng. Buổi tối, nói với tôi, ông bảo: Khanh
biết không, cái lũ chó chết ấy, chúng nó chuẩn bị cả rồi, chỗ nào trẫm đi qua
thì chúng thả thú ra. Tôi ngạc nhiên hỏi vì sao nhà vua (vốn xuất thân là một
võ tướng) lại chịu được sự nhục mạ ấy. Ông cười: Khanh chẳng hiểu gì. Vinh
quang nào chẳng xây trên điếm nhục. Tôi ngồi nghe nhà vua, nhận thấy ông trải đời
ghê gớm. Ông hiểu bản chất đời sống cộng sinh. Số phận ngẫu nhiên giao cho ông
đứng trên đỉnh cao nhất, ông không dám phá vỡ bất cứ quan hệ nào làm hại đời sống
cộng sinh đó, bởi phá vỡ nó, nghĩa là ngai vàng không còn đứng vững. Tôi có hỏi
nhà vua về các nhà lư tưởng phương Đông. Tôi nhận thấy ông không quan tâm đến họ.
Ông bảo: Tất cả do cay cú đời sống. Họ là quá khứ. Thời khắc đang sống, là đáng
kể”. Nhà vua chăm chú ăn món gân hổ hơn là tiếp chuyện tôi…
Phăng được vua Gia Long cho phép đi lại
nhiều nơi, Phăng từng gặp Nguyễn Du, bấy giờ đang giữ chức tri huyện. Phăng kể:
Trước mặt tôi là một người bé nhỏ, mặt
nhàu nát vì đau khổ. Ông nổi tiếng là một nhà thơ có tài. Tôi thấy ông hoàn
toàn không hiểu gì về chính trị. Trước sau, ông là một viên quan tận tụy. Ông
hơn những người khác ở nhân cách nhưng nhân cách ấy có giá trị gì khi cuộc đời
thực của ông xúi xó, túng kiết. Ông hoàn toàn thiếu tiện nghi. Ông không phù
phiếm nhưng sự hào hoa cũng không có nốt. Đời sống tinh thần bóp nghẹt ông. Ông
nói chuyện giản dị và hóm hỉnh. Trực giác tuyệt vời. Cũng như vua Gia Long, ông
là một khối nguyên liệu to lớn nhưng nhẹ đồng cân hơn, hợp chất tạo thành ít
hơn, độ bám của bụi bặm cũng ít hơn. Cả hai đều là những khối nguyên liệu vô
giá, những vật quốc bảo.
Phăng được Nguyễn Du dẫn đi thăm một
vài nơi trong địa hạt của mình. Phăng viết:
Ông ta (tức Nguyễn Du) có sự thông cảm
sâu sắc với nhân dân. Ông yêu nhân dân mình. Ông đại diện cho nhân dân ở phần u
uất nhất, trữ tình nhất nhưng cũng đáng thương nhất. Vua Gia Long không đại diện
cho ai, ông chỉ chịu trách nhiệm với mình. Đấy là điều vĩ đại nhưng cũng đê tiện
khủng khiếp. Nhà vua có cách nhìn thực tiễn với chính từng khắc tồn tại của bản
thân mình. Nhà vua biết xót thân. Nguyễn Du thì khác, Nguyễn Du không biết xót
thân. Nguyễn Du thông cảm với những đau khổ của các số phận đơn lẻ mà không hiểu
nổi nỗi đau khổ lớn của dân tộc. Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu.
Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa
thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó. Vua Gia Long hiểu điều ấy và đấy là nỗi
cay đắng lớn nhất mà ông cùng cộng đồng phải chịu đựng. Nguyễn Du thì khác, ông
không hiểu điều ấy. Nguyễn Du là đứa con của cô gái đồng trinh kia, dòng máu chứa
đầy điển tích của tên đàn ông khốn nạn đã cưỡng hiếp mẹ mình. Nguyễn Du ngập
trong mớ bùng nhùng của đời sống, còn vua Gia Long đứng cao hẳn ngoài đời sống ấy.
Người mẹ của Nguyễn Du (tức nền chính trị đuơng thời) giấu giếm con mình sự ê
chề và chịu đựng với tinh thần cao cả, kiềm chế. Phải ba trăm năm sau nguời ta
mới thấy điều này vô nghĩa. Nguyễn Du sống dân dã, ông hồn nhiên chịu đựng sự
nghèo tùng cùng nhân dân. Ông không đứng cao hơn họ, không hưởng thụ cao hơn họ,
và như thế, ông hoàn toàn không biết làm chính trị. Tất cả đời sống vật chất của
ông do những hoạt động cù lần mang lại, năng suất thấp, chỉ thỏa mãn những nhu
cầu tối thiểu. Lòng tốt của ông là thứ lòng tốt nhỏ, không cứu được ai. Vua Gia
Long thì khác. Ông khủng khiếp ở khả năng dám bỡn cợt với Tạo hóa, dám mang cả
dân tộc mình ra lường gạt phục vụ cho chính bản thân mình. Ông làm cho lịch sử
sinh động hẳn lên. Đấy là lòng tốt lớn của nhà chính trị. Lòng tốt lớn của nhà
chính trị không chỉ là làm việc thiện với một số phận đơn lẻ mà còn là sức đẩy
của ông ta với khối cộng đồng. Từng phần tử trong cộng đồng do luật tự nhiên
chi phối sẽ tự tồn tại, định hướng và phát triển. Không có một sức đẩy mạnh, cả
cộng đồng sẽ mọc rêu, mủn nát. Cộng đồng Việt là một cộng đồng mặc cảm. Nó nhỏ
bé xiết bao bên cạnh nền văn minh Trung Hoa, một nền văn minh vừa vĩ đại, vừa bỉ
ổi lại vừa tàn nhẫn…
Phăng có kể lại cho vua Gia Long ấn
tượng khi gặp Nguyễn Du. Phăng viết:
Nhà vua nghe tôi một cách lơ đãng.
Tôi có cảm giác ông bị nặng tai nhưng không phải. Ông không coi Nguyễn Du ra
gì, hoặc có thể ông coi Nguyễn Du là con ngựa giống tốt trong cả đàn ngựa, lợn,
bò, gà mà ông chăn dắt. Ông bảo: Trẫm có biết người ấy. Cha nó là Nguyễn Nghiễm.
Anh nó là Nguyễn Khản. Tôi thấy nhà vua hiểu sự bất lực của ông đối với đời sống
nghèo khó và những trì trệ của dân tộc ông. Ông không tin học vấn có thể cải tạo
giống nòi. Điều ấy có lý. Trước hết là vật chất. Những hoạt động kinh tế cù lần
chỉ đủ sức cho một dân tộc sống khắc khoải. Vấn đề ở chỗ phải đứng lên vươn
mình thành một cường quốc. Làm điều đó, phải có gan chịu đụng sự va xiết trong
quan hệ với cộng đông nhân loại. Thói hủ nho và thủ dâm chính trị sẽ không bao
giờ tạo được những quan hệ trong sáng, lành mạnh. Sẽ đến lúc nền chính trị thế
giới giống như món nộm suồng sã, khái niệm thanh khiết ở đấy vô nghĩa.
Năm 1814, người ta phát hiện ra một
nơi có vàng, Phăng xin vua Gia Long cho một số người châu âu cùng mình đi tìm
kiếm. Vua Gia Long đồng ý. Phăng không để lại tư liệu nào kể về chuyến đi tìm
vàng này. Tuy nhiên có một người Bồ Đào Nha tham gia đoàn tìm vàng đã viết hồi
ký. Người Bồ Đào Nha này kể lại: Đoàn chúng tôi có mười một người gồm bốn người
Bồ Đào Nha, một người Hà Lan, năm người Pháp và một người Việt dẫn đường. Chỉ
huy chúng tôi là Phơrăngxoa Pơriê. Y là một người tàn bạo được vua Gia Long tin
cậy… Chúng tôi đi ngựa, mang theo vũ khí và những dụng cụ đãi vàng như dân tìm
vàng hồi thế kỷ trước ở Bắc Mỹ. Ngay Phơrăngxoa Pơriê cũng không lường trước sự
việc diễn ra. Điều ấy khiến cho chúng tôi sau này phải trả giá đắt. Đa số chúng
tôi tham gia chuyến đi vì sự hiếu kỳ. Chúng tôi chuẩn bị lương thực đủ trong một
tháng. Chúng tôi luồn rừng và đến nơi sau một tuần đi đường. Nơi đây là thượng
nguồn một con sông lớn nằm kẹp trong thung lũng hoang vắng. Không hề thấy một
bóng người qua lại. Quạ bay hàng đàn. Trong bản đồ, Phrăngxoa Pơriê gọi đây là
thung lũng Quạ. Chúng tôi cắm lều ngay trên bờ sông. Ngay ngày đầu tiên, người
Hà Lan trong đoàn đã lên cơn sốt. Ông ta lên những cơn co giật khủng khiếp, người
nóng như than, mặt xám lại Chúng tôi đề nghị để lại một người chăm sóc ông ta
nhưng Phơrăngxoa Pơriê không nghe. Y dồn tất cả chúng tôi vào núi đào vàng và lọc
quặng. Buổi tôí, khi chúng tôi trở về thì người Hà Lan đã chết. Phơrăngxoa
Pơriê sai ném xác người Hà Lan xuống sông. Quạ lập tức bu đen trên thây người
chết…
Mỏ vàng gần như lộ thiên. Sụ hào hứng
khiến chúng tôi quên mệt nhọc. Đến ngày thứ ba, chúng tôi bị thổ dân tấn công.
Chúng tôi co cụm lại. Những người thổ dân cầm dao, gậy đứng từ xa chửi rủa và
dùng đá ném chúng tôi. Họ có ý muốn đuổi chúng tôi chứ không có ý gì khác. Người
Việt dẫn đường đi theo chúng tôi đã biến mất ngay từ khi những người thổ dân
xuát hiện. Phơrăngxoa Pơriê nói tiếng Việt rất tồi. Y giơ cao tấm thẻ tín bài của
vua Gia Long nhưng vô hiệu. Đáng lẽ chúng tôi phải rút ngay nhưng Phơrăngxoa
Pơriê không kìm chế được. Y nổ súng. Một người thổ dân trúng đạn. Số còn lại chạy
tán loạn. Chúng tôi đòi Phơrăngxoa Pơriê quay về nhưng y không nghe, y bắt
chúng tôi tiếp tục làm việc. Vàng đã làm cho y lóa mắt và mụ mị đi. Buổi chiều
khi chúng tôi quay về lều thì thấy đầu lâu của người Việt dẫn đường cắm trên cọc
nhọn ngay bên cạnh đấy. Trời nóng như thiêu, chúng tôi thấy rất nhiều quạ bay từ
rừng trên, vừa bay vừa kêu những tiếng man rợ. Khoảng nửa đêm, lửa bốc cháy dữ
dội xung quanh lều. Những mũi tên lẩm thuốc độc ở đâu bắn đến như mưa. Năm người
trong đoàn chúng tôi chết ngay. Phơrăngxoa Pơriê mang theo số vàng đãi được mở
con đường máu thoát ra. Lửa nóng quá. Trước mặt, sau lưng, trên trời, dưới đất,
đâu đâu cũng thấy lửa cháy rùng rực…
Hồi ký của người Bồ Đào Nha vô danh
không viết gì thêm. Tôi, người viết chuyện này đã cất công đi tìm các thư tịch
cổ và hỏí han nhiều bậc bô lão. Không có tài liệu gì và cũng không ai biết gì về
thung lũng Quạ hoặc chuyện của những người châu âu thời vua Gia Long. Mọi cố gắng
của tôi trong nhiều năm nay vô hiệu. Tõi hiến bạn đọc ba đoạn kết cho câu chuyện
này để bạn đoc tùy ý lựa chọn.
Đoạn kết I
Đoàn tìm vàng còn sót lại ba người.
Phăng bảo toàn nguyên vẹn số vàng đào được mang về. Vua Gia Long vui mừng vì đã
tìm được mỏ vàng. Nhà vua cho khoanh vùng thung lũng Quạ và cho tiến hành khai
thác mỏ. Phăng được cử trông coi việc này. Hai người châu âu sót lại trong đoàn
tìm vàng cũng được mời tham gia nhưng họ từ chối. Phăng trông coi việc khai
thác mỏ vàng trong hai năm. Vua Gia Long rất tin cẩn y và thường ban cho y những
bổng lộc hậu hĩnh. Một hôm, người ta đưa đến cho y món ăn quý do nhà vua ban:
món chim hầm bát bảo nấu rất công phu. Phăng an xong thì thấy bụng đau cồn cào
dữ dội, mắt trợn ngược, máu ộc ra đầy mồm miệng. Y chết ngay trên bàn ăn. Trong
một quyển sổ ghi chép còn sót lại của y, người ta đọc thấy những dòng chữ sau:
Tất cả những cố gắng của con người hướng
về điều thiện đều là nhũng cô gắng đau đớn, nhọc lòng. Điều thiện hiếm như vàng
và sau đó phải được vàng bảo đảm nữa mới có giá trị thực.
Chúng ta sống vô nghĩa, nghèo khó và
đau khổ trong những lý thuyết chắp vá đầy ngụy biện; những môí bất hòa kỳ thị
dân tộc và đẳng cấp; những kinh nghiệm sống của chúng ta mong manh và vụn vặt
xiết bao. Đến bao giờ, hỏi đến bao giờ, trên mặt đất này xuất hiện tiến bộ?”
Đoạn kết II
Thoát khỏi biển lửa, đoàn tìm vàng
sót lại một mình Phăng. Y mang số vàng tìm đến được dinh quan sở tại. Phăng đưa
tấm thẻ tín bài có dấu triện của vua Gia Long xin được che chở. Quan huyện là một
vị túc nho già, biết nghề thuốc. Phăng đã dưỡng bệnh ngay tại huyện lỵ hẻo lánh
này. Con gái quan huyện là Vũ Thị còn trẻ nhưng góa chồng mang lòng yêu mến y.
Sau khi Phăng vể kinh đô, y được vua Gia Long ban thưởng hậu hĩnh. Nhà vua đã
cho tiến hành khai thác mỏ vàng.
Lúc này ở châu âu , nền Đế chế của
Napôlêông Bonapac đã sụp đổ. Châu âu chín chắn hơn. Họ đã bắt đầu hiểu vẻ đẹp
và vinh quang một dân tộc không phải do cách mạng hoặc chiến tranh mang lại,
cũng không phải do các nhà tư tưởng hoặc các Hoàng đế mang lại, bởi vậy họ sống
đỡ căng thẳng hơn, giản dị hơn, hợp tự nhiên hơn. Phăng xin vua Gia Long mang
theo Vũ Thị và một số vàng lớn hồi hương. Về Pháp, ông lập một ngân hàng và sống
sung sướng đến già. Ông thường kể lại cho con cháu nghe về những kỷ niệm quá khứ,
về những biến cố ở xứ An Nam xa xôi. Theo ông, thời kỳ ông ở An Nam mới là sự bắt
đầu lịch sử của quốc gia người Việt, khi này biên giới phân định, chữ viết có gốc
từ chữ La tinh phổ biến, người Việt dần thoát ra sự cầm tù đáng sợ của nền văn
minh Trung Hoa, có những mối giao lưu chung với cộng đồng nhân loại.
Đoạn kết III
Tất cả đoàn tìm vàng bị giết chết.
Lính triều đình bao vây và tấn công họ chứ chẳng có thổ dân nào cả như trong hồi
ký của người Bồ Đào Nha vô danh lầm tưởng. Người ta tìm được vàng giấu trong đồ
đạc của những người châu âu, nó lẫn trong quần áo và ở cả trong những sổ sách
ghi chép. Vua Gia Long cho xung công và sau đó cử một người trong hoàng tộc đứng
ra lo việc khai thác mỏ vàng. Cuối đời, vua Gia long sống trong cung cấm, tìm
cách tránh mọi tiếp xúc với bên ngoài. Nhà vua rất ghét những ai nhắc lại mối
quan hệ với người này, người nọ khi nhà vua còn hàn vi, dù đấy là người Việt,
người Trung Hoa hay người châu âu nào khác. Triều Nguyễn của vua Gia Long lập
ra là một triều đại tệ hại. Chỉ xin lưu ý bạn đọc đây là triều đại để lại nhiều
lăng.