Đợi mùa nước nổi để trổ bông .
(Fber Trần Ngọc Hiếu)
Mùa khô tiễn mùa nước nổi năm trước ra đi thiệt nhẹ nhàng với nhiều quyến luyến, tiễn nhau không chỉ vài ba ngày để cạn chén cạn ly mà tiễn bằng nửa mùa gió chướng nửa mùa chớm sang xuân !
Tiễn đưa màu vàng rực của loài hoa thôn dã hẹn ngày gặp lại vào đầu mùa nước nổi năm sau ngay khi cục đất dưới chân bắt đầu khô ráo, khi dòng nước từ nguồn xa là nhựa sống cho hoa trên đà giảm sức, hàng cây điên điển chuẩn bị giả chết chờ tái sinh…
Vậy mà từ lúc ngoài đồng còn ngập lé đé mặt bờ rút dần dần làm ló dạng những cồn bãi đầy bùn non, từng chùm bông vàng rực vẫn rực vàng không nao núng, không hề có bông héo nào trên cành nhánh. Cái nòi bông hoa chi mà yêu đời đến thế, dẫu cuối mùa thà rụng khi còn lúp búp chớm nở khoe sắc chứ quyết không để hoa nở tàn trên cây, thảo mộc đơn sơ miền sông nước nơi đây sao lại có tâm hồn gần như của “ mỹ nhân tự cổ như danh tướng, bất hứa nhân gian kiến bạch đầu “ !
Tiễn đưa màu vàng rực của loài hoa thôn dã hẹn ngày gặp lại vào đầu mùa nước nổi năm sau ngay khi cục đất dưới chân bắt đầu khô ráo, khi dòng nước từ nguồn xa là nhựa sống cho hoa trên đà giảm sức, hàng cây điên điển chuẩn bị giả chết chờ tái sinh…
Vậy mà từ lúc ngoài đồng còn ngập lé đé mặt bờ rút dần dần làm ló dạng những cồn bãi đầy bùn non, từng chùm bông vàng rực vẫn rực vàng không nao núng, không hề có bông héo nào trên cành nhánh. Cái nòi bông hoa chi mà yêu đời đến thế, dẫu cuối mùa thà rụng khi còn lúp búp chớm nở khoe sắc chứ quyết không để hoa nở tàn trên cây, thảo mộc đơn sơ miền sông nước nơi đây sao lại có tâm hồn gần như của “ mỹ nhân tự cổ như danh tướng, bất hứa nhân gian kiến bạch đầu “ !
Mới ngày nao màu hoa phượng còn chói chang giữa trưa hè nắng lửa, nó tàn hồi nào mà lá phượng xanh xanh thay những cành hoa đỏ chưa ai nhận biết kịp, trẻ nhỏ chạy nhảy chưa hết cuồng chân thì mùa tựu trường đã đến, ngoài xa cánh đồng khô trốc trơ gốc rạ giữa trưa nắng đổ lửa nay qua vài trận mưa giông cuối buổi chiều hôm đã phủ lên một màu xanh của cỏ non, của lúa chét và của những nụ mầm nhú từ đất khô đâm chồi nẩy lộc nhanh như thổi, nhiều cành khẳng khiu nhưng treo mình trên đó là vô số hàng lá nhỏ xanh mướt.
Mùa thu ở phương trời cũ với hơi thu lành lạnh và bầu trời hững hờ mây trắng bay, đàn chim nhỏ chao lượn trên không trung, trên đường tiếng trẻ em í ới gọi nhau, tà áo dài trắng bay bay trong gió thì mùa thu phương nam, nơi ai đã từng ghé qua, lại là mùa của lá rụng cuốn theo cơn gió tung bụi mù, mùa của những cơn mưa bất chợt, bầu trời cũng đầy mây trắng bay nhưng về cuối buổi chiều mây đổi màu và là mùa của điên điển tươi màu trong nắng cũng rục rịch tái sinh khi con nước đầu mùa đổ tràn về miền châu thổ…
Ờ, cây điên điển thì miền quê xưa đôi nơi cũng có một vài cây mồ côi nằm chơ vơ hiu quạnh nơi góc ruộng bờ ao, nó gắn liền với tuổi thơ lang thang bờ gần bãi xa, nó chỉ được dùng chút xíu từ thân để làm cái phao nho nhỏ cho những cần câu có dây nhợ cùng lưỡi câu bé xíu của những cậu bé lỡ cỡ da đen nhẻm tóc khét nắng mới vừa rón rén trốn ra khỏi nhà, nào ai đã từng để ý bông điên điển hồi ấy màu gì ! Thế mà, ở miền châu thổ phương nam, điên điển lại là loại cây không hề đơn độc, nó luôn mọc thành hàng thành đám đánh dấu bờ ruộng bờ kinh, loài hoa duy nhất vươn lên giữa mênh mông nước, là mảng xanh vàng ươm nằm chêm giữa màu nước nâu nặng phù sa và bầu trời nhẹ trong xanh lồng lộng. Cái mảng màu vàng da diết ấy lại là niềm tin, bỡi nó luôn chung thủy giữ lời hò hẹn khi chia tay từ mùa trước, nó là niềm hy vọng, bỡi nó về là sẽ có một mùa lúa bội thu tiếp theo, là bữa ăn đầy đủ cá tôm cho nhiều ngày sắp tới, là biểu hiện được nét đẹp hiền hòa mộc mạc của thôn nữ vùng sông nước mỗi độ sang mùa …
Mùa thu ở phương trời cũ với hơi thu lành lạnh và bầu trời hững hờ mây trắng bay, đàn chim nhỏ chao lượn trên không trung, trên đường tiếng trẻ em í ới gọi nhau, tà áo dài trắng bay bay trong gió thì mùa thu phương nam, nơi ai đã từng ghé qua, lại là mùa của lá rụng cuốn theo cơn gió tung bụi mù, mùa của những cơn mưa bất chợt, bầu trời cũng đầy mây trắng bay nhưng về cuối buổi chiều mây đổi màu và là mùa của điên điển tươi màu trong nắng cũng rục rịch tái sinh khi con nước đầu mùa đổ tràn về miền châu thổ…
Ờ, cây điên điển thì miền quê xưa đôi nơi cũng có một vài cây mồ côi nằm chơ vơ hiu quạnh nơi góc ruộng bờ ao, nó gắn liền với tuổi thơ lang thang bờ gần bãi xa, nó chỉ được dùng chút xíu từ thân để làm cái phao nho nhỏ cho những cần câu có dây nhợ cùng lưỡi câu bé xíu của những cậu bé lỡ cỡ da đen nhẻm tóc khét nắng mới vừa rón rén trốn ra khỏi nhà, nào ai đã từng để ý bông điên điển hồi ấy màu gì ! Thế mà, ở miền châu thổ phương nam, điên điển lại là loại cây không hề đơn độc, nó luôn mọc thành hàng thành đám đánh dấu bờ ruộng bờ kinh, loài hoa duy nhất vươn lên giữa mênh mông nước, là mảng xanh vàng ươm nằm chêm giữa màu nước nâu nặng phù sa và bầu trời nhẹ trong xanh lồng lộng. Cái mảng màu vàng da diết ấy lại là niềm tin, bỡi nó luôn chung thủy giữ lời hò hẹn khi chia tay từ mùa trước, nó là niềm hy vọng, bỡi nó về là sẽ có một mùa lúa bội thu tiếp theo, là bữa ăn đầy đủ cá tôm cho nhiều ngày sắp tới, là biểu hiện được nét đẹp hiền hòa mộc mạc của thôn nữ vùng sông nước mỗi độ sang mùa …
Nó là thơ là nhạc là họa tặng lữ khách phương xa, nhiều đôi mắt sửng sốt khi nhìn thấy một lần buộc phải dừng chân lại dõi theo chiếc xuồng ba lá bơi dọc hàng cây, mái chèo lướt qua, cô gái đứng trên xuồng nghiêng mình vói tay nắm nhẹ nhánh điên điển đầy bông đã oằn xuống rồi thoăn thoắt tay lặt tay tuốt, nét hả hê trên gương mặt rám nắng hồng, nụ cười lấp ló sau vành nón nghiêng nghiêng. Ánh nắng chiều soi bóng chiếc áo bà ba in hình bông súng tím hòa cùng màu hoa vàng loang loáng trên mặt nước, bên trên màu trời nhuộm đỏ dần phía trời tây pha sắc vàng rực rỡ của bông điên điển như bức tranh sống động, dễ ai đi qua một lần nhìn thấy không khỏi vương vấn nhớ mãi nhiều năm sau...