Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

Nhớ Thầy Phan Trọng Ngôn


   
         Môn Giảng văn – Phần cổ điển như là Văn tế, Phú, Đường thi, Hát nói…tưởng chừng khô khan, nuốt khó trôi, qua lời Thầy đã thành những áng văn vừa hùng tráng vừa khó quên, đi vào lòng lớp trẻ trong lúc xã hội đang nghiêng về lối sống hiện sinh và phong trào phản chiến bùng lên trong những năm khói lửa đầy trời ...

    Thầy dạy cổ văn nhưng phong thái rất hóm hỉnh, bình thơ rất ngộ, từ một tứ thơ Đường chân phương chuẩn mực nhưng tràn đầy cảm xúc cho đến hát nói ca trù, câu mưỡu nhập đề phải hiểu ra sao, phần bi phần hùng của văn tế cổ đọc lên rợn da người cho đến nhạc điệu lúc thì hùng tráng khi mênh mông chan chứa tình của thể song thất lục bát, cái mềm mại đôi khi phá cách của thơ lục bát ... làm cho đám học trò choai choai mắt tròn, miệng cũng tròn theo lời Thầy !

     Thầy bình truyện Kiều làm học trò có đôi lúc quên mất nhân vật chính Thúy Kiều đơn điệu và nhạt nhẽo mà cùng lạc trôi sống tưởng đồng cảm theo những nhân vật phụ đầy sức sống. Mã Giám Sinh, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Bạc bà, Tú bà, Từ Hải… lần lượt đi qua sân khấu tưởng tượng trong đầu…Từ đấy chúng tôi bắt đầu yêu nhân vật phản diện trong văn chương mà tác giả đã cố tình tạo ra nhưng lại giống y chang thói tật người đời...
    Thầy đi dạy chẳng mang theo giáo án giáo trình gì vẫn ung dung tay không bắt đám giặc loi choi như dòi trong lớp im lặng và lắng nghe. Nghe Thầy giảng bài cứ ngỡ rằng Thầy nói như là sự giải tỏa cho chính Thầy chứ không phải truyền đạt kiến thức cho trò nhưng, chỉ cần qua một học kỳ bốn tháng Thầy đã truyền lửa cho đám học trò yêu được văn chương cổ điển, yêu được cái ý vị " ý tại ngôn ngoại " thể hiện ý thể hiện hình trong văn học. 
    Thầy diễn tả tinh thần và cách hành xử của kẻ sĩ trong nhiều hoàn cảnh của người xưa, Thầy làm như vô tình ươm mầm tinh thần dấn thân bay cao, bay theo lời giảng gieo ngẫu nhiên vào tâm hồn non nớt  thơ trẻ trong đám học trò ... Thầy nói mà như không nói về các chủ đề chân thiện mỹ, về cái đẹp từ bản năng gốc, cái huyền diệu mà con người không hề chủ động khi bước qua !
     Kỷ niệm về Thầy thì nhiều nhưng để khắc họa để hiểu một phần nhỏ về Thầy, chi bằng chép lại một câu chuyện bình thường Thầy đã kể vào mùa thu năm ấy - chuyện Hổ cái :


   " Xưa có một nhà sư tu hành trên núi cao, đã nhiều năm xa lánh chốn hồng trần, người bằng lòng với cuộc sống đạm bạc rau dưa và tìm sự thanh tịnh trong câu kinh tiếng kệ...Bầu bạn duy nhất của nhà sư là một chú tiểu - thật ra thì có thể gọi là con nuôi theo cách gọi người đời - vì vị sư già đã nhặt được đứa bé từ khi còn là một hài nhi và nuôi nấng mười mấy năm rồi...
   “ Tuy ở chốn thâm sơn cùng cốc nhưng với tình thương của một người cha và đức độ của một vị sư nên người đã nuôi dưỡng giáo dục chú tiểu hết khả năng của mình. Chú tiểu có vóc hình của một thanh niên khỏe mạnh, có thể đọc thông viết thạo và thuộc nhiều kinh kệ...
   “ Năm chú tiểu được 18 tuổi, vị sư già đưa chú tiểu cùng đi với mình về phố thị, nơi có ngôi chùa lớn thỉnh một số kinh sách và tìm mua vài vật dụng cần thiết mà cả hai không thể tự làm được ở chốn núi rừng.
   “ Không lạ gì khi chú tiểu thấy gì cũng hỏi sư phụ, vị sư già vui vẻ trả lời, nào là cái xe đạp, đó là con ngựa, đó là cái máy hát dĩa, này là cái vv ...và con vv... Cái gì con gì chú tiểu cũng tỏ ra thích thú hết . Duy nhất một lần vị sư già trả lời sai sự thật vì một lý do nào đó, là khi chú tiểu cắp tay nải theo sau thầy hướng về Chùa Hồ Sơn, ngang qua ngả tư Duy Tân Hoàng Diệu thấy một thiếu nữ tuổi trăng tròn thướt tha với áo dài trắng ôm cặp sách đi thong thả trên đường, những vệt nắng xuyên qua tàng lá xanh tỏa ánh sao trên mái tóc thề bay bay trong gió nhẹ... Chú tiểu sau một lúc sững sờ, tỉnh lại hỏi thầy con gì ? thì thầy trả lời tỉnh khô " hổ cái đó con " !

    “ Sau khi đã hoàn tất mọi việc thầy trò chuẩn bị quay về. Thấy chú tiểu từ lúc xuống phố thích thú nhiều thứ, sư phụ động lòng thương mới bảo " con muốn cái gì, con gì thầy mua cho một thứ để con vui và coi như là kỷ niệm của thầy "
    “Chú tiểu trả lời ngay mà không cần suy nghĩ : 
    " Con muốn hổ cái !