Nùng A Trung
Hồi tiểu học, trong lớp có hai học trò cùng tên Trung nhà ở gần nhau, Võ Tá Trung thường gọi là Trung An Nhiên vì nhà là tiệm hàn gió đá An Nhiên nằm xeo xéo đối diện hai cây xăng Shell kề nhau trên đường Lê Lợi, phía bên kia đường vào khu gia bình, bên này là nhà sách Khai Minh và Nùng A Trung, do đám học trò nhỏ thời ấy thần tượng anh hùng Nùng Trí Cao trong quyển truyện tranh dã sử lắm, không biết đúng hay chăng nhưng có lẽ chữ lót là A đã khá đặc biệt, lại tài giỏi cỡ như Trung có họ Nùng là ... y khuôn !
Nùng A Trung có biệt tài về thể hiện hình ảnh mà không qua bất cứ ai dạy. Anh ấy vẽ sống động đến nỗi để so sánh với tranh truyện chắc anh ấy có thể giành phần hơn (!). Chỉ cần quẹt quẹt vài nét bút bi là đã ra nhân vật Batman với áo choàng tung bay trong gió, dáng vóc Batman thể hiện đang bay nhanh như điện xẹt, hay vài nét bằng bút chì là ra nhân vật " nam tử hán " đang vung chân lên tung cước vào đối thủ vừa kịp cúi người né đòn !
Còn cách sửa dùm bạn bè trong môn thủ công nặn tượng đất thủa xa xưa khi mới vào cùng học tiểu học là chuyện nhỏ mà ... kinh ngạc ! Hình con bò đang có dáng ục ịch thô kệch qua bàn tay anh nặn sửa chớp nhoáng đã thể hiện ra vẻ kênh kiệu với cặp sừng cong vươn cao trên cái đầu nghểnh lên, cục u to hừng hực sức mạnh ...
Còn cách sửa dùm bạn bè trong môn thủ công nặn tượng đất thủa xa xưa khi mới vào cùng học tiểu học là chuyện nhỏ mà ... kinh ngạc ! Hình con bò đang có dáng ục ịch thô kệch qua bàn tay anh nặn sửa chớp nhoáng đã thể hiện ra vẻ kênh kiệu với cặp sừng cong vươn cao trên cái đầu nghểnh lên, cục u to hừng hực sức mạnh ...
Lên trung học thì tuy không còn cùng trường nhưng thân y như xưa bỡi cùng xóm và Nùng A Trung thuộc dạng người được ngưỡng mộ nên cuộc chơi chung nào có Nùng A Trung thì mới hấp dẫn .... Nùng A Trung lại rất ít thời gian để chơi bỡi lúc nào cũng thấy lo giữ em, không phải một mà đến ba đứa lắt nhắc lít nhít mũi dãi lòng thòng. Cha thì đi lính nên ít gặp thì không nói làm chi chớ cả mẹ anh cũng ít khi, " năm hồi mười bận " mới thấy thì hình ảnh của bà còn đọng lại là lúc thì mang bụng bầu to đi lệch bệch hàng hai khi thì lo ẵm một đứa vạch vú cho bú kèm đứa nhỏ khác đang níu áo mẹ khóc thút thít !
Sau năm 75 anh bỏ học làm đủ thứ nghề, chạy ngược chạy xuôi lo cho đàn em nheo nhóc. Ba năm sau, theo lệnh, từng nhà trong cả khu gia binh đùm túm lên đường đi KTM !
Thời buổi hết chiến tranh loạn ly mà cũng đành bặt tin nhau ...
Sau năm 75 anh bỏ học làm đủ thứ nghề, chạy ngược chạy xuôi lo cho đàn em nheo nhóc. Ba năm sau, theo lệnh, từng nhà trong cả khu gia binh đùm túm lên đường đi KTM !
Thời buổi hết chiến tranh loạn ly mà cũng đành bặt tin nhau ...
Giữa mùa khô tháng 3 năm ấy, tôi đi tìm .
Chen đứng được đôi chân và hai tay liên tục đổi nhau đu đeo trên chiếc xe cà khổ, khi chạy có tiếng kêu lúc như rên xiết, lúc như khò khè qua nhiều ổ gà ổ trâu trên con đường đất đá xói lở tựa vết thương không chịu lành, ngày càng loang rộng. Tội nghiệp nó phải ì ạch bỡi như con trâu đã già còn bị độ chế lại từ chạy ăn xăng sang ăn bằng than củi, gần ba tiếng đồng hồ chao đảo cũng bước xuống được khỏi xe, vài ba người bộ tịch lam lũ vội vàng xuống cùng, không biết mặt mày tôi ra sao chứ nhìn thấy mặt ai nấy như mặt ông Táo (!), đen loang lổ bỡi bụi than và mồ hôi chảy vẽ có vằn có vện...
Hỏi thăm lần nữa rồi bước đi, mặt đường mòn bụi đất chen rễ tranh còn sót đầy gốc cây rừng, mồ hôi cục mồ hôi hòn tuôn ra sau hơn một tiếng đồng hồ giữa trời nắng chang chang mới đến khu KTM . Đã gần trưa tròn bóng mà cả xóm hình như chẳng có ai ở nhà, cửa nẻo xiêu vẹo khép hờ, không nghe tiếng chó tiếng gà làm không gian vắng lặng như vào làng bỏ hoang, chân lang thang đi theo ven đường tìm người hỏi thăm...
*
* *
Xa hơn về phía tây độ vài ba cây số đường rừng là buôn làng của người Thượng, ở đây đất đai khá màu mỡ, nhiều nóc nhà sàn nằm dựa hai bên triền đồi nhìn xuống một thung hẹp được bồi đắp bỡi con suối nhỏ chảy vòng quanh giữa những nương lúa nho nhỏ bên thấp và rẫy bắp phía trên cao ven đồi...
Nửa buổi, chờ đến khi sương tan, vài ba nhóm đàn bà cùng trẻ em theo đường mòn lên rừng lên rẫy tìm lượm mót những trái đèo, trái chuột gặm quá nửa còn sót lại sau mùa bắp người Thượng đã thu hoạch xong hay vào rừng đào củ mài củ chuối để cuối buổi chiều được lưng rổ tối về lót dạ cho qua cơn đói. Đàn ông khỏe thì theo nhóm phá rừng đốn cây bán về thành, yếu thì chỉ có mỗi nghề duy nhất là chặt cây nhỏ hầm than kiểu thủ công thô sơ tại chỗ, vài tuần nửa tháng vô ý làm cháy một vài vạt rừng, bóng dáng liêu xiêu của nhóm chặt củi đốt than giữa vùng đồi cháy sém thật thảm hại !
Cả đêm không ngủ, không do lạ chỗ hay lạnh mà vì một sự kiện còn sống trên đời này tôi không thể nào quên : Nửa đêm đứa em nhỏ nhất đau bụng dữ dội, kèm ói mửa, trong nhà không có thuốc thang hay dầu xoa gì khả dĩ dùng được. Là người lớn nhất tôi vận dụng hết mọi hiểu biết, không có gì ngoài củ gừng tìm thấy, đem giã nát vắt chút nước cho em uống và xoa lên thành bụng đang quằn quại vì đau, lúc này người em trở lạnh, mắt lim dim hơi thở nặng nề, tôi lo phát cuống vì không biết xử lý cách nào thì Mỵ Châu mở lớp cửa phên băng băng lao vào đêm tối, chỉ khoảng năm ba phút sau là em xô cửa chạy ào vô, miệng đang nhai còn trên tay cầm nắm lá xanh, rất vội vã, em cạy miệng thằng nhỏ rồi kề miệng sú nước lá đang nhai, tay vuốt cổ giúp thằng bé dễ nuốt, hết đợt này tiếp liền đợt nhai khác khoảng ba bốn lần, bụng thằng bé bớt quằn quại, tay chân ấm dần, nó đuối quá ngủ thiếp trên tay tôi ...
Chen đứng được đôi chân và hai tay liên tục đổi nhau đu đeo trên chiếc xe cà khổ, khi chạy có tiếng kêu lúc như rên xiết, lúc như khò khè qua nhiều ổ gà ổ trâu trên con đường đất đá xói lở tựa vết thương không chịu lành, ngày càng loang rộng. Tội nghiệp nó phải ì ạch bỡi như con trâu đã già còn bị độ chế lại từ chạy ăn xăng sang ăn bằng than củi, gần ba tiếng đồng hồ chao đảo cũng bước xuống được khỏi xe, vài ba người bộ tịch lam lũ vội vàng xuống cùng, không biết mặt mày tôi ra sao chứ nhìn thấy mặt ai nấy như mặt ông Táo (!), đen loang lổ bỡi bụi than và mồ hôi chảy vẽ có vằn có vện...
Hỏi thăm lần nữa rồi bước đi, mặt đường mòn bụi đất chen rễ tranh còn sót đầy gốc cây rừng, mồ hôi cục mồ hôi hòn tuôn ra sau hơn một tiếng đồng hồ giữa trời nắng chang chang mới đến khu KTM . Đã gần trưa tròn bóng mà cả xóm hình như chẳng có ai ở nhà, cửa nẻo xiêu vẹo khép hờ, không nghe tiếng chó tiếng gà làm không gian vắng lặng như vào làng bỏ hoang, chân lang thang đi theo ven đường tìm người hỏi thăm...
*
* *
Lỗ Rong.
Lỗ Rong nằm ven ngọn đồi thấp, đất thoai thoải ít dốc nhưng khô cằn, cây rừng dạng lùm bụi cao không qua nổi thắt lưng, nằm biệt lập cách xóm làng gần nhất kề bên con lộ đá lởm chởm là Ngân Điền cũng bốn năm cây số ngàn còn cách phố xá thì xa lắm.
Tuy không phải là vùng nê địa hay thâm sơn cùng cốc nhưng mờ sáng thì sương giăng quá nửa buổi mới tan, đa phần gương mặt người trong xóm xanh mét bủng beo, nét cam chịu hằn sâu trong cả kiểu ngồi lẫn dáng đi...
Lỗ Rong nằm ven ngọn đồi thấp, đất thoai thoải ít dốc nhưng khô cằn, cây rừng dạng lùm bụi cao không qua nổi thắt lưng, nằm biệt lập cách xóm làng gần nhất kề bên con lộ đá lởm chởm là Ngân Điền cũng bốn năm cây số ngàn còn cách phố xá thì xa lắm.
Tuy không phải là vùng nê địa hay thâm sơn cùng cốc nhưng mờ sáng thì sương giăng quá nửa buổi mới tan, đa phần gương mặt người trong xóm xanh mét bủng beo, nét cam chịu hằn sâu trong cả kiểu ngồi lẫn dáng đi...
Lỗ Rong đìu hiu với những căn nhà tranh vách đất hay vách thưng bằng phên tre, nhà nhỏ xíu trông như cái chòi, cũng trồng sắn mì chống đói như mọi nơi nhưng cây mì ở đây chỉ cao lúp xúp, thân khẳng khiu ốm tong teo, lá vàng vàng vì khô hạn và đất xấu. Dân lên rừng đốn củi hầm than bán đổi gạo, mười bữa nửa tháng gánh ra đường lộ giao cho đứa trẻ con ngồi đó trông chờ những chiếc xe ì ạch chạy ngang qua hy vọng bán được lúc nào hay lúc ấy…
Không biết tổ chức nào đã điều tra nghiên cứu vùng đất này ra sao hay có ý đồ gì chăng mà đưa dân tới nơi đây. Sau khi ăn hết mấy tháng lương thực được cấp để cứu đói chờ thu hoạch khoai củ ngắn ngày tăng gia sản xuất thì khóc không ra tiếng bỡi trốn về thành thì không ai cho, còn ở lại thì trồng cây gì cũng không lớn lên nổi bỡi đất dưới chân vài nơi dày chỉ độ hơn một thước là gặp đá bàn, muốn đào giếng lấy nước ăn uống sinh hoạt cũng không xong, đành bắt chước người dân tộc Thượng đi gánh nước từ khe suối dưới chân đồi ...
Không biết tổ chức nào đã điều tra nghiên cứu vùng đất này ra sao hay có ý đồ gì chăng mà đưa dân tới nơi đây. Sau khi ăn hết mấy tháng lương thực được cấp để cứu đói chờ thu hoạch khoai củ ngắn ngày tăng gia sản xuất thì khóc không ra tiếng bỡi trốn về thành thì không ai cho, còn ở lại thì trồng cây gì cũng không lớn lên nổi bỡi đất dưới chân vài nơi dày chỉ độ hơn một thước là gặp đá bàn, muốn đào giếng lấy nước ăn uống sinh hoạt cũng không xong, đành bắt chước người dân tộc Thượng đi gánh nước từ khe suối dưới chân đồi ...
Xa hơn về phía tây độ vài ba cây số đường rừng là buôn làng của người Thượng, ở đây đất đai khá màu mỡ, nhiều nóc nhà sàn nằm dựa hai bên triền đồi nhìn xuống một thung hẹp được bồi đắp bỡi con suối nhỏ chảy vòng quanh giữa những nương lúa nho nhỏ bên thấp và rẫy bắp phía trên cao ven đồi...
Nửa buổi, chờ đến khi sương tan, vài ba nhóm đàn bà cùng trẻ em theo đường mòn lên rừng lên rẫy tìm lượm mót những trái đèo, trái chuột gặm quá nửa còn sót lại sau mùa bắp người Thượng đã thu hoạch xong hay vào rừng đào củ mài củ chuối để cuối buổi chiều được lưng rổ tối về lót dạ cho qua cơn đói. Đàn ông khỏe thì theo nhóm phá rừng đốn cây bán về thành, yếu thì chỉ có mỗi nghề duy nhất là chặt cây nhỏ hầm than kiểu thủ công thô sơ tại chỗ, vài tuần nửa tháng vô ý làm cháy một vài vạt rừng, bóng dáng liêu xiêu của nhóm chặt củi đốt than giữa vùng đồi cháy sém thật thảm hại !
Ngày đầu tiên tìm được nhà gia đình bạn mình thì không có bạn ở nhà, Nùng A Trung theo nhóm người đi vào rừng sâu phá cây đốn gỗ bất hợp pháp kiểu " lâm tặc " chưa biết khi nào về.
Đêm ấy dưới ánh đèn hột vịt soi mờ mờ trong căn nhà trống trải, tôi cùng các em ngồi túm tụm nói chuyện trên manh chiếu rách, bà mẹ nằm trên chõng tre trùm một lúc ba cái mền sờn rách rên hừ hừ, bà bị sốt rét lên cơn vào mỗi buổi chiều đã mấy ngày nay.
Chỗ dựa cho bọn trẻ giữa nhiều đêm đen trong căn nhà xiêu vẹo vách bằng phên tre đan, bên trong dán bồi giấy xi măng giấy báo cũ ngăn gió lùa, nhiều chỗ bong tróc kêu rọt rẹt khi có gió thổi qua là một cô gái ốm nhách, em kề của A Trung, trên gương mặt thiếu nữ chỉ thấy đôi mắt to và sâu. Thật trớ trêu nếu cất tiếng gọi đúng tên em là Mỵ Châu trong hoàn cảnh này !
Đến lúc Mỵ Châu chuẩn bị chỗ ngủ, tôi mới thấm thía hoàn cảnh đau lòng, em trải một tấm nylon mỏng, loại dùng quấn thay áo mưa lên nền nhà cho bớt hơi lạnh của đất, trải tiếp manh chiếu sờn rách là chỗ ngủ cho tôi cùng đám em trai lỡ cỡ, tôi ngồi đó nhìn đám trẻ lăn lóc không mùng không mền, đôi mắt cay cay...
Đêm ấy dưới ánh đèn hột vịt soi mờ mờ trong căn nhà trống trải, tôi cùng các em ngồi túm tụm nói chuyện trên manh chiếu rách, bà mẹ nằm trên chõng tre trùm một lúc ba cái mền sờn rách rên hừ hừ, bà bị sốt rét lên cơn vào mỗi buổi chiều đã mấy ngày nay.
Chỗ dựa cho bọn trẻ giữa nhiều đêm đen trong căn nhà xiêu vẹo vách bằng phên tre đan, bên trong dán bồi giấy xi măng giấy báo cũ ngăn gió lùa, nhiều chỗ bong tróc kêu rọt rẹt khi có gió thổi qua là một cô gái ốm nhách, em kề của A Trung, trên gương mặt thiếu nữ chỉ thấy đôi mắt to và sâu. Thật trớ trêu nếu cất tiếng gọi đúng tên em là Mỵ Châu trong hoàn cảnh này !
Đến lúc Mỵ Châu chuẩn bị chỗ ngủ, tôi mới thấm thía hoàn cảnh đau lòng, em trải một tấm nylon mỏng, loại dùng quấn thay áo mưa lên nền nhà cho bớt hơi lạnh của đất, trải tiếp manh chiếu sờn rách là chỗ ngủ cho tôi cùng đám em trai lỡ cỡ, tôi ngồi đó nhìn đám trẻ lăn lóc không mùng không mền, đôi mắt cay cay...
Cả đêm không ngủ, không do lạ chỗ hay lạnh mà vì một sự kiện còn sống trên đời này tôi không thể nào quên : Nửa đêm đứa em nhỏ nhất đau bụng dữ dội, kèm ói mửa, trong nhà không có thuốc thang hay dầu xoa gì khả dĩ dùng được. Là người lớn nhất tôi vận dụng hết mọi hiểu biết, không có gì ngoài củ gừng tìm thấy, đem giã nát vắt chút nước cho em uống và xoa lên thành bụng đang quằn quại vì đau, lúc này người em trở lạnh, mắt lim dim hơi thở nặng nề, tôi lo phát cuống vì không biết xử lý cách nào thì Mỵ Châu mở lớp cửa phên băng băng lao vào đêm tối, chỉ khoảng năm ba phút sau là em xô cửa chạy ào vô, miệng đang nhai còn trên tay cầm nắm lá xanh, rất vội vã, em cạy miệng thằng nhỏ rồi kề miệng sú nước lá đang nhai, tay vuốt cổ giúp thằng bé dễ nuốt, hết đợt này tiếp liền đợt nhai khác khoảng ba bốn lần, bụng thằng bé bớt quằn quại, tay chân ấm dần, nó đuối quá ngủ thiếp trên tay tôi ...
Mỵ Châu cũng quá căng thẳng, em gục đầu vào đôi tay tựa đầu gối mình co lên im lặng, tôi tưởng em ngủ do mệt lã, nhưng không, đôi vai em rung lên, dìm nén không kịp, em oà khóc ...
Tôi bất ngờ, lồng ngực đau nhói đầy thương cảm, câm lặng không biết nói gì, tiếng khóc nhỏ dần chỉ còn thút thít, tôi hỏi vô định một câu, thốt ra cho có, xua đi sự im lặng :
- Lá em nhai tên gì vậy, Mỵ Châu
- Lá cộng sản
- ???
*
* *
Tôi bất ngờ, lồng ngực đau nhói đầy thương cảm, câm lặng không biết nói gì, tiếng khóc nhỏ dần chỉ còn thút thít, tôi hỏi vô định một câu, thốt ra cho có, xua đi sự im lặng :
- Lá em nhai tên gì vậy, Mỵ Châu
- Lá cộng sản
- ???
*
* *
Chân thấp chân cao theo cho kịp Mỵ Châu cùng mấy đứa em đi đào củ mài trên đường núi gập ghềnh, ngoài những vạt rừng thưa chưa khai hoang và các rẫy mỳ khô cằn, nơi nào có chút đất trống là cây cộng sản chen chúc giành nhau chút ánh sáng vài giọt sương đêm nên cành lá vẫn còn xanh dù đã vào mùa khô, chỉ đến thời khắc không còn phù hợp nữa thì hàng loạt cây rũ lá, giả bộ lụi tàn ...
Giữa buổi trưa sau khi hì hục đào sâu, lôi lên được củ khoai to nhưng coi bộ sượng ngắt, chắc là đã quá già toàn xơ, tiếc của nên cũng bỏ vào gùi, ngồi thở ra, uống ngụm nước, nhìn Mỵ Châu cùng mấy đứa nhỏ lem luốc đờ đẫn vì mệt và mất ngủ đêm qua, tôi không dám cũng không nỡ hé răng về sự nghi ngờ tại sao thằng út bị ngộ độc !
Số là trên đường lên tìm thăm bạn, tôi có mang theo một ít bánh mỳ nhân chả lụa làm quà cho mấy đứa nhỏ. Lúc này thịt heo bán chui bán nhủi nên chả lụa được mấy phần trăm thịt và độn cái gì thì ... có trời biết ! Trời thì nóng, tìm gặp được thì đã về chiều, không biết có bị thiu chưa nhưng khi thấy bánh mỳ, không biết bao nhiêu lâu chúng chưa hề nhìn lại chớ nói chi ăn, mấy đứa lớn đang đói thì ổ bánh mỳ có nhân chẳng thấm vào đâu với những cái dạ dày rỗng luôn được tập luyện bằng những món gặp thứ gì ăn được mà không chết là ăn (!), còn thằng út, ổ bánh tuy nhỏ nhưng với nó là quá sức, cố mà ăn, thành ra....
Số là trên đường lên tìm thăm bạn, tôi có mang theo một ít bánh mỳ nhân chả lụa làm quà cho mấy đứa nhỏ. Lúc này thịt heo bán chui bán nhủi nên chả lụa được mấy phần trăm thịt và độn cái gì thì ... có trời biết ! Trời thì nóng, tìm gặp được thì đã về chiều, không biết có bị thiu chưa nhưng khi thấy bánh mỳ, không biết bao nhiêu lâu chúng chưa hề nhìn lại chớ nói chi ăn, mấy đứa lớn đang đói thì ổ bánh mỳ có nhân chẳng thấm vào đâu với những cái dạ dày rỗng luôn được tập luyện bằng những món gặp thứ gì ăn được mà không chết là ăn (!), còn thằng út, ổ bánh tuy nhỏ nhưng với nó là quá sức, cố mà ăn, thành ra....
Nùng A Trung về chiều hôm ấy trong dáng bộ tơi tả, người ốm ròm nhưng trông vẫn còn sức sống, không hề có chút dáng dấp nào của dân làm nghề sơn tràng, tóc dài quá ót lăn quăn bết lại trên gương mặt xương xương làm đôi mắt vừa sâu vừa to thêm. Sẵn tiện, chúng tôi cầm đôi thùng lấy nước đi về hướng suối dưới chân đồi, lấy cớ tắm rửa để còn nói chuyện riêng mà không muốn cả nhà biết .
Cần cổ lỏng lẻo tựa trên đôi vai nhô cao lòi trơ xương quai xanh, từ ngực xuống bụng đều lép xẹp phô cả xương sườn, treo lủng lẳng sợi dây inox đeo một tấm thẻ bài tự làm. Thấy tôi nhìn mà không hỏi, tự nó thốt ra :
- Lỡ có bề gì giữa rừng sâu, sau này mấy đứa nhỏ còn biết !
- Ốm yếu thế này mày làm sao chặt cây, khiêng vác gỗ cho nổi ?
- Không, tao làm đề - lô
- Đề - lô ?
- Ừ, đề - lô giống như là đi tìm, đi coi có phải gỗ tốt không, chỗ đó có dễ đốn hạ chuyển ra không, vậy mà ...
- Mà....mà, làm sao mày biết cây gì ?
- Tao chỉ vẽ hình cây, vẽ hình lá và đánh dấu đường đi, đưa ông trùm là ổng biết, ổng chọn
- À, vẽ !
...
Cần cổ lỏng lẻo tựa trên đôi vai nhô cao lòi trơ xương quai xanh, từ ngực xuống bụng đều lép xẹp phô cả xương sườn, treo lủng lẳng sợi dây inox đeo một tấm thẻ bài tự làm. Thấy tôi nhìn mà không hỏi, tự nó thốt ra :
- Lỡ có bề gì giữa rừng sâu, sau này mấy đứa nhỏ còn biết !
- Ốm yếu thế này mày làm sao chặt cây, khiêng vác gỗ cho nổi ?
- Không, tao làm đề - lô
- Đề - lô ?
- Ừ, đề - lô giống như là đi tìm, đi coi có phải gỗ tốt không, chỗ đó có dễ đốn hạ chuyển ra không, vậy mà ...
- Mà....mà, làm sao mày biết cây gì ?
- Tao chỉ vẽ hình cây, vẽ hình lá và đánh dấu đường đi, đưa ông trùm là ổng biết, ổng chọn
- À, vẽ !
...
Năm ấy, nhằm chuẩn bị kỷ niệm ngày chiến thắng mùa xuân, tỉnh lệnh xuống huyện, huyện lệnh xuống xã, xã lệnh xuống thôn làng chuẩn bị cờ phướn xe hoa đặng về thị xã mừng công. Xã này phải thi đua cùng xã khác, chọn ra ba xe trang trí cờ hoa khẩu hiệu đẹp nhất toàn huyện mới được đại diện về thị xã dự lễ. Thôn nào cũng đóng góp, KTM Lỗ Rong không có được một cái xe đạp coi ra hồn nói chi có xe to để góp, nghe ở trên báo xuống là sẽ góp tiền cho xã để xã thuê mướn làm xe hoa ...
Đêm mùa hè hanh khô, mùi cháy rừng theo gió đưa lại, giật mình thảng thốt ngỡ như mùi cháy sém bom đạn thịt da trên đường 7 cách đây chỉ vài ba cây số ngàn, thời gian còn chưa đủ lâu, mới qua được bốn năm nên tàn tích chiến tranh trên đường và trong đầu ám ảnh chưa phai .
Cầm củ mỳ luộc ăn với chút thịt rừng nướng do ông trùm cho Nùng A Trung mang về mà đau mà giận đến uất nghẹn. Ai đã ra lệnh giữ lại phần gạo ít ỏi cứu đói để sung quỹ thay thế việc đi thu góp tiền của dân ?
Giá như không có vụ xe hoa mừng công, mừng chiến thắng mùa xuân thì chiều nay mấy đứa nhỏ ắt được một bữa cơm có thịt !
Giá như gần gần mà có xe để đưa mấy đứa nhỏ đi phố coi xe hoa và đèn điện cho biết !
Ờ, giá như
Mà ... mà, giá như giá như, giá như để làm chi vậy ?
Đêm mùa hè hanh khô, mùi cháy rừng theo gió đưa lại, giật mình thảng thốt ngỡ như mùi cháy sém bom đạn thịt da trên đường 7 cách đây chỉ vài ba cây số ngàn, thời gian còn chưa đủ lâu, mới qua được bốn năm nên tàn tích chiến tranh trên đường và trong đầu ám ảnh chưa phai .
Cầm củ mỳ luộc ăn với chút thịt rừng nướng do ông trùm cho Nùng A Trung mang về mà đau mà giận đến uất nghẹn. Ai đã ra lệnh giữ lại phần gạo ít ỏi cứu đói để sung quỹ thay thế việc đi thu góp tiền của dân ?
Giá như không có vụ xe hoa mừng công, mừng chiến thắng mùa xuân thì chiều nay mấy đứa nhỏ ắt được một bữa cơm có thịt !
Giá như gần gần mà có xe để đưa mấy đứa nhỏ đi phố coi xe hoa và đèn điện cho biết !
Ờ, giá như
Mà ... mà, giá như giá như, giá như để làm chi vậy ?
Chúng tôi vô tình ngửa mặt nhìn bầu trời đêm, hằng hà sa số ngôi sao lấp lánh, giấc mơ có dội lại từ vì sao nào chăng, chắc là xa lắm !