- Cô giáo ơi, cho tui gởi cháu bé
- Dạ, thưa cậu, má của bé lại đi vắng hả cậu ?
- Cô giáo à, đừng gọi tui bằng cậu, tui chỉ là cậu của bé Na thôi
- Dạ, thưa Thầy
- Tội tui quá, cô giáo à, tui nghỉ dạy rồi mà
- Dạ, thưa anh, em cũng là chỉ là cô bảo mẫu của các bé thôi, không phải cô giáo đâu, anh à
- Vậy tui chào cô Xuân
- Dạ, em chào anh Trường
Qua bốn lần dạ và chỉ có thế !
Dạo này, không phải lâu lâu mà thường xuyên không hiểu sao bà chị luôn bận bịu , khi cần chỉ nhờ mỗi một mình cậu đưa và đón cháu ...
Tính ra ở quê như Trường thì đã là cứng tuổi, xét cho cùng nếu nhà nước không xét lại tiêu chuẩn gì gì đó mà buộc anh nghỉ dạy thì biết đâu đã là thầy giáo hay là đồng nghiệp của Xuân không chừng bỡi anh đã từng đi dạy ba năm, còn Xuân nếu Thầy Ba cha cô không bị tai nạn mất đột ngột làm cô sinh viên sư phạm phải nghỉ học nửa chừng về săn sóc người mẹ đau khổ đến bịnh liệt giường thì đã là cô giáo bậc trung học chớ đâu phải săn sóc việc ăn uống ngủ nghê rửa đít đám trẻ với tư cách bảo mẫu !
Cuộc đời dù tính trước thế nào, dù cố sắp đặt chỉn chu ra sao cũng chưa ai có thể vượt qua chữ ngờ...
Nói về độ chỉn chu làng này hồi đó chắc khó có ai được một phần của ông Thầy Ba, Thầy Ba đã từng là một trong vài người nổi danh cả một vùng duyên hải miền Trung về chấm số tử vi, mãi sau này khi đã hồi cư về cố hương thầy mới chuyển qua nghiên cứu thuốc Đông y. Thầy Ba có hai điều lúc sinh tiền ai cũng nhớ. Một là nhà thầy tuy chỉ là mái tranh vách đất nhưng rất sạch sẽ, sách vở để đúng nơi, thuốc thang chai lọ rễ củ cũng sắp xếp gọn gàng đâu ra đó, vườn tược đã trồng cây gì phải đúng chỗ và luôn tươi tốt, nhưng có một mùi hương lạ mà ai đến một lần đều không thể nào quên, mùi thuốc nam hòa quyện mùi gì như là mùi men mùi tương mùi chao lưu cữu. Hai là rượu, khác với những người có khuynh hướng thiên về thuốc là ngâm rượu từ cây rễ củ quả để ra rượu thuốc đậm màu, rượu của thầy là nhiều loại chai thủy tinh tận dụng chứa loại rượu không màu trong vắt, nút chai bằng cùi bắp, phía bên trên còn bọc lại bằng miếng vải điều. Rượu thầy chưng cất thơm mùi đặc trưng không thể lẫn lộn và vị ngon đến nỗi uống một lần là phải nhớ nhưng thầy chưa bao giờ bán, chỉ làm quà tặng khách quý hay để giành khi cần thì mang đi đám đi tiệc...
Bên kia sông Bàn Thạch có đèo Tổng Đạo nằm chặn giữa đường từ Nam Bình lên để đi tắt về miền núi Hòa Thịnh qua ngả Hóc Răm. Đường qua đèo có đoạn đá nhỏ chen đá lớn lởm chởm, rồi đôi chỗ nổi lên từng tảng khổng lồ trơn trợt khó đi, đường đã nhỏ lại quanh co lúc lên dốc khi xuống sát mép suối, cây cối rậm rạp um tùm, ken dày bỡi dây mây và dây choại đan xen thành lùm thành bụi, đèo nằm tựa vào một khoảng hở xuyên qua dưới chân núi Chai và bên kia là đồng Tiềm. Nghe kể lại, hồi chín năm, dân công gánh gạo từ đồng bằng lên tổng kho Việt Minh Hòa Thịnh, đi theo đoàn cũng phải bắt buộc cử người cầm giáo mác mở đường và người canh chặn hậu đặng đề phòng cọp rình ...
Sở dĩ nói rõ về đèo Tổng Đạo là vì ngay đầu đèo dựa lưng vào chân núi hướng mặt về sông Bàn Thạch, ngó thẳng xa xa thêm nữa là làng Cảnh Phước nằm bên kia sông. Một trang trại cỡ vài ba mẫu đất dạng bán sơn địa, là không gian sống của nhân vật chính cũng như nơi sinh ra loại rượu tuyệt vời đến mức huyền thoại trong câu chuyện này .
Một mái nhà tranh êm đềm giữa vườn cây xanh, một thành giếng lớn bằng gạch mộc màu gan gà đậm nét cổ điển phối hợp vài vạt ruộng xếp thành bậc ở góc núi cuối trại trông rất nên thơ này chính là cơ ngơi của thầy Trường, gọi là thầy bỡi tôn trọng anh, tôn trọng không chỉ là anh đã từng đứng lớp dạy một môn khoa học cho học trò trung học trong ba năm liền mà anh đáng mặt được tôn vinh là bậc Thầy...
Sau vài tháng kể từ ngày nhận quyết định cho thôi việc - ngày anh còn nhớ như in - trước ba ngày so với sinh nhật lần thứ hai mươi bảy ! Anh lặng lẽ chào đồng nghiệp rồi về nhà, ngay đêm đó anh nêu lý do để ngỏ lời xin nhượng lại phần thừa kế là nửa căn phố dưới thị xã cho người chị ruột, chị anh nghẹn ngào khuyên em :
- Cậu học giỏi và còn trẻ hay là cậu đi thi đại học lại, chọn ngành kỹ thuật cho chắc, bốn năm chớ mấy, chị có thể chu toàn cho cậu được mà .
- Bốn năm thì có thể nhưng sau bốn năm cũng phải tìm việc làm, vậy sao không là hôm nay ?
- Khổ lắm, em thuộc tạng thư sinh trói gà không chặt, nhà mình đã có ai làm nông đâu, hay là chị lo cho em đi ...
- Em biết chị thương và luôn lo cho em thay cha mẹ mất sớm nhưng chị à, đi chưa chắc lọt mà dù có lọt thì chị ở đây lại côi cút một mình...
Chị bật khóc, em mắt đỏ hoe, rồi cũng xong, lần cuối cùng chị em nhắc chuyện đi chuyện ở....
*
* *
Một phần số vốn nhỏ bé chị cho mượn, Trường xin mua lại thửa đất đã khai hoang của một phụ huynh, người đã rất quý mến anh kể từ hồi cùng nhau đi vào rừng tìm tổ để bắt ong chúa đem về làng đóng thùng tập tành nuôi ong lấy mật. Nghe tin nhiều bạn học và đồng nghiệp cũ cho rằng anh đã nghĩ quẩn nên rất thương cảm khi thình lình bị tước đoạt một nghề nghiệp mà anh đã từng yêu quý, bây giờ phải về sống nơi xa làng xa xóm, trong tay chưa hề biết nghề nông như thế nào ngoại trừ mớ kiến thức thường thường về khoa học thực nghiệm mà anh có học lý thuyết và đã dạy học trò cũng bằng...lý thuyết !
Ai cũng nghĩ về anh như vậy, nhưng tất cả đều lầm, tay anh trắng nhưng đầu anh đầy ắp kiến thức chưa sử dụng, tính anh làm gì cũng suy nghĩ kỹ, bây giờ về làm nông cũng lập thời khoá biểu theo mùa, buổi sáng cần mấy tiết cho ruộng vườn, buổi chiều giành mấy tiết cho việc làm nhà, thời gian còn lại lúc nào là phù hợp để đi dạo tính xem địa thế như vậy thì nên làm gì, lúc nào thì nên đi câu cá, mà đi câu cũng không phải tự nhiên mà đi, thậm chí phải chuẩn bị từ mấy hôm trước, anh làm cái gì đều hướng đến kết quả tốt nhất có thể ...
Ví dụ như đi câu thì mồi câu anh chuẩn bị hai thứ, thứ trộn với đất mùn thành viên phơi hơi ráo dùng để thả trước vài nơi gần bờ dự định sẽ câu để dụ cá, thứ còn lại móc vào lưỡi câu thả xuống nước một thời gian sau đó. Câu thì trông rất nhàn hạ bỡi vì anh đã tính toán đâu ra đó, một nơi câu vài ba con xong qua nơi khác đã chuẩn bị câu tiếp, không bao giờ câu quá lâu hay quá nhiều cá ...
Những năm làng xóm điện đóm còn chập chờn lúc cúp lúc có, điện yếu bóng đèn mờ câm thì nơi anh ở vẫn có điện sáng để dùng, mùa nắng thì từ chong chóng quạt gió, mùa mưa thì từ tua bin tý hon nhờ nước suối chảy qua...
Việc đầu tiên để có thể sống được với cây lúa củ khoai rồi trồng cây ăn trái là phải có nước tưới, sau nhiều lần khảo sát anh áp dụng cách người dân tộc thiểu số ở miền cao là lấy nước từ khe núi chảy nhỏ giọt dồn lại sẽ có giòng nước nhỏ róc rách suốt ngày đêm, tuy ít nhưng không bao giờ khô cạn, anh nhẫn nại nối vô số ống tre chẻ đôi để làm máng đưa nước về. Cả trang trại chỉ còn mỗi một cây rừng là cây cầy mà vùng trên gọi là cây kơ nia chơ vơ sót lại khi người chủ cũ lúc khai hoang chưa chặt bỏ được. Dưới bóng cây kơ nia che phủ, tiếng nước róc rách từ ống tre chảy cả ngày lẫn đêm, bể nước mà nhìn xa như một thành giếng hình tròn.
Anh làm cái nhà mái lá ba gian mới là kỳ công, căn nhà vách đất mái tranh mà anh làm xuyên suốt gần hai năm mới hoàn thành, như nghệ sỹ tạc tượng, cứ từ từ làm, cẩn trọng ngắm nghía từng chi tiết để khỏi sửa chữa về sau, làm hết phần này đến phần kia không vội vàng hấp tấp, đã là nhà mái lá thì lớp vách và lớp trần bằng đất mới là phần công phu nhất, bỡi quá công phu nên nhà mái lá có tác dụng không ngờ ngoài chuyện ai cũng biết là vào mùa hè thì ở trong nhà rất mát, mùa đông lại ấm áp. Người ta còn ca tụng hết lời về nhà mái lá, tuy hơi quá lời - nhà lợp tranh mà dưới lớp tranh còn có lớp trần rất dày bằng đất nên lỡ có cháy cũng chỉ cháy phần tranh mà đã cháy là bùng cháy và tàn nhanh cấp kỳ, lỡ có để lúa trong nhà vẫn còn nguyên - nguyên vẹn đến mức có thể để giành làm lúa giống được ( woah ! )
Ai có rảnh mà ngồi coi anh làm thì biết - cột mầm trỉ lại với nhau bằng sợi lạt cả hai lớp ken dày hai bên, ở giữa là đất trộn ngào với rơm nén chặt, anh cứ từ từ làm từng lớp một, làm đến đâu gọn sạch đến đó, anh làm việc y như là để bằng lòng việc mình đang làm là chứ không mong làm cho xong ...
Còn cách anh trồng cây thiệt đơn giản thì mới là diệu kỳ, có người kể thức ăn thường ngày của anh hay có trứng vịt là do những người quen nuôi vịt đẻ lấy trứng làm chòi ở ven sông quý trọng thầy giáo nên bán cho anh với giá rẻ như cho, anh ăn trứng thì để giành vỏ trứng, anh ăn chuối cũng để giành vỏ chuối, khi nào cần trồng cây gì anh cũng đều bỏ xuống hố vừa đào xong mươi mười lăm vỏ trứng và cũng chừng đó vỏ chuối rồi mới cho phân tro rác mục vô, xong thì trồng cây lên, vậy mà cây nào cây nấy tốt tươi hết mới hay.
Trước cổng nhà, gọi là cổng mà ở quê kêu là cửa ngõ, anh lại làm theo kiểu cổng mở đóng bằng cây róng, nhiệm vụ chính là ngăn trâu bò vô vườn phá, còn ai muốn vô mà làm biếng kéo róng thỉ chỉ cần cúi lưng lách qua là vô được bên trong. Hàng cây xà cừ làm thay cọc hàng rào, hai bên cổng tàng lá luôn xanh mướt che bên trên, rễ cây nổi khỏi mặt đất bò lổn ngổn bên dưới, trông như nhiều cái đòn ngồi dài, anh làm một cái chảng ba bằng cây rừng đỡ một cái vò chứa nước có nắp cũng bằng đất nung, hai bên móc hai cái gáo dừa nhỏ, vườn nhà trồng rất nhiều chuối để bán, có chuối chín cây thì cỡ nửa buổi anh mang ra móc một nải trên chạc ba cây xà cừ đặng ai có việc đi qua thấy nắng quá mà ngừng lại nghỉ chân thì có nước trong vò, có gáo sẵn bên múc uống, thêm vài trái chuối gọi là ăn ... lấy thảo.
Còn chuyện cô Xuân trả lại bức thư kèm lời phê bằng mực đỏ là do chị ruột của Trường khi đang vui kể lại và cho coi tờ giấy vở học trò, đó là bức thư tình, viết còn chừa lề ( ! ) , chị giữ lại kỷ niệm đẹp của đứa em trai, nội dung bức thư người viết đã chụp được hình. Bức thư Thầy Trường gởi cho cô Xuân như sau :
" Cô giáo Xuân thân mến
" Suốt bốn năm qua, tôi đã làm được một phần hình ảnh còn đọng lại trong ký ức về căn nhà và khu vườn của Thầy
"Đó là nơi tôi hằng quý yêu mà tôi không diễn tả ra được là tôi yêu quý như thế nào
"Nay căn nhà và mảnh vườn xưa đã không còn
"Tôi mong cô giáo nhận lời làm bạn với tôi để rồi một ngày nào đó biết đâu tôi may mắn sẽ thấy cô Xuân chạy nhảy vui cười trong khu vườn mới giống như ngày xưa.
Lời phê của cô : Bài quá ngắn không đủ ý, nên gặp cô để hỏi thêm !
Chị anh còn nói, mấy ngày sau nó trả lại thư mà thằng Trường đọc xong mừng ... hết lớn !
Ai cũng nghĩ về anh như vậy, nhưng tất cả đều lầm, tay anh trắng nhưng đầu anh đầy ắp kiến thức chưa sử dụng, tính anh làm gì cũng suy nghĩ kỹ, bây giờ về làm nông cũng lập thời khoá biểu theo mùa, buổi sáng cần mấy tiết cho ruộng vườn, buổi chiều giành mấy tiết cho việc làm nhà, thời gian còn lại lúc nào là phù hợp để đi dạo tính xem địa thế như vậy thì nên làm gì, lúc nào thì nên đi câu cá, mà đi câu cũng không phải tự nhiên mà đi, thậm chí phải chuẩn bị từ mấy hôm trước, anh làm cái gì đều hướng đến kết quả tốt nhất có thể ...
Ví dụ như đi câu thì mồi câu anh chuẩn bị hai thứ, thứ trộn với đất mùn thành viên phơi hơi ráo dùng để thả trước vài nơi gần bờ dự định sẽ câu để dụ cá, thứ còn lại móc vào lưỡi câu thả xuống nước một thời gian sau đó. Câu thì trông rất nhàn hạ bỡi vì anh đã tính toán đâu ra đó, một nơi câu vài ba con xong qua nơi khác đã chuẩn bị câu tiếp, không bao giờ câu quá lâu hay quá nhiều cá ...
Những năm làng xóm điện đóm còn chập chờn lúc cúp lúc có, điện yếu bóng đèn mờ câm thì nơi anh ở vẫn có điện sáng để dùng, mùa nắng thì từ chong chóng quạt gió, mùa mưa thì từ tua bin tý hon nhờ nước suối chảy qua...
Việc đầu tiên để có thể sống được với cây lúa củ khoai rồi trồng cây ăn trái là phải có nước tưới, sau nhiều lần khảo sát anh áp dụng cách người dân tộc thiểu số ở miền cao là lấy nước từ khe núi chảy nhỏ giọt dồn lại sẽ có giòng nước nhỏ róc rách suốt ngày đêm, tuy ít nhưng không bao giờ khô cạn, anh nhẫn nại nối vô số ống tre chẻ đôi để làm máng đưa nước về. Cả trang trại chỉ còn mỗi một cây rừng là cây cầy mà vùng trên gọi là cây kơ nia chơ vơ sót lại khi người chủ cũ lúc khai hoang chưa chặt bỏ được. Dưới bóng cây kơ nia che phủ, tiếng nước róc rách từ ống tre chảy cả ngày lẫn đêm, bể nước mà nhìn xa như một thành giếng hình tròn.
Anh làm cái nhà mái lá ba gian mới là kỳ công, căn nhà vách đất mái tranh mà anh làm xuyên suốt gần hai năm mới hoàn thành, như nghệ sỹ tạc tượng, cứ từ từ làm, cẩn trọng ngắm nghía từng chi tiết để khỏi sửa chữa về sau, làm hết phần này đến phần kia không vội vàng hấp tấp, đã là nhà mái lá thì lớp vách và lớp trần bằng đất mới là phần công phu nhất, bỡi quá công phu nên nhà mái lá có tác dụng không ngờ ngoài chuyện ai cũng biết là vào mùa hè thì ở trong nhà rất mát, mùa đông lại ấm áp. Người ta còn ca tụng hết lời về nhà mái lá, tuy hơi quá lời - nhà lợp tranh mà dưới lớp tranh còn có lớp trần rất dày bằng đất nên lỡ có cháy cũng chỉ cháy phần tranh mà đã cháy là bùng cháy và tàn nhanh cấp kỳ, lỡ có để lúa trong nhà vẫn còn nguyên - nguyên vẹn đến mức có thể để giành làm lúa giống được ( woah ! )
Ai có rảnh mà ngồi coi anh làm thì biết - cột mầm trỉ lại với nhau bằng sợi lạt cả hai lớp ken dày hai bên, ở giữa là đất trộn ngào với rơm nén chặt, anh cứ từ từ làm từng lớp một, làm đến đâu gọn sạch đến đó, anh làm việc y như là để bằng lòng việc mình đang làm là chứ không mong làm cho xong ...
Còn cách anh trồng cây thiệt đơn giản thì mới là diệu kỳ, có người kể thức ăn thường ngày của anh hay có trứng vịt là do những người quen nuôi vịt đẻ lấy trứng làm chòi ở ven sông quý trọng thầy giáo nên bán cho anh với giá rẻ như cho, anh ăn trứng thì để giành vỏ trứng, anh ăn chuối cũng để giành vỏ chuối, khi nào cần trồng cây gì anh cũng đều bỏ xuống hố vừa đào xong mươi mười lăm vỏ trứng và cũng chừng đó vỏ chuối rồi mới cho phân tro rác mục vô, xong thì trồng cây lên, vậy mà cây nào cây nấy tốt tươi hết mới hay.
Trước cổng nhà, gọi là cổng mà ở quê kêu là cửa ngõ, anh lại làm theo kiểu cổng mở đóng bằng cây róng, nhiệm vụ chính là ngăn trâu bò vô vườn phá, còn ai muốn vô mà làm biếng kéo róng thỉ chỉ cần cúi lưng lách qua là vô được bên trong. Hàng cây xà cừ làm thay cọc hàng rào, hai bên cổng tàng lá luôn xanh mướt che bên trên, rễ cây nổi khỏi mặt đất bò lổn ngổn bên dưới, trông như nhiều cái đòn ngồi dài, anh làm một cái chảng ba bằng cây rừng đỡ một cái vò chứa nước có nắp cũng bằng đất nung, hai bên móc hai cái gáo dừa nhỏ, vườn nhà trồng rất nhiều chuối để bán, có chuối chín cây thì cỡ nửa buổi anh mang ra móc một nải trên chạc ba cây xà cừ đặng ai có việc đi qua thấy nắng quá mà ngừng lại nghỉ chân thì có nước trong vò, có gáo sẵn bên múc uống, thêm vài trái chuối gọi là ăn ... lấy thảo.
Còn chuyện cô Xuân trả lại bức thư kèm lời phê bằng mực đỏ là do chị ruột của Trường khi đang vui kể lại và cho coi tờ giấy vở học trò, đó là bức thư tình, viết còn chừa lề ( ! ) , chị giữ lại kỷ niệm đẹp của đứa em trai, nội dung bức thư người viết đã chụp được hình. Bức thư Thầy Trường gởi cho cô Xuân như sau :
" Cô giáo Xuân thân mến
" Suốt bốn năm qua, tôi đã làm được một phần hình ảnh còn đọng lại trong ký ức về căn nhà và khu vườn của Thầy
"Đó là nơi tôi hằng quý yêu mà tôi không diễn tả ra được là tôi yêu quý như thế nào
"Nay căn nhà và mảnh vườn xưa đã không còn
"Tôi mong cô giáo nhận lời làm bạn với tôi để rồi một ngày nào đó biết đâu tôi may mắn sẽ thấy cô Xuân chạy nhảy vui cười trong khu vườn mới giống như ngày xưa.
Lời phê của cô : Bài quá ngắn không đủ ý, nên gặp cô để hỏi thêm !
Chị anh còn nói, mấy ngày sau nó trả lại thư mà thằng Trường đọc xong mừng ... hết lớn !
*
* *
Ba tháng sau .
Ngay buổi xế trưa sau tiệc cưới, Trường đón cô dâu về trang trại, đón luôn má vợ theo cùng. Mồ côi mẹ từ nhỏ, tiếng gọi mẹ dường như đã quên, lần đầu gọi tiếng má như Xuân vẫn thường gọi, anh xúc động vô cùng...
Rồi ngày tháng trôi qua, gia đình ba người lớn trong căn nhà kiểu mái lá xưa hưởng niềm vui êm đềm, không chắc không khí nơi đây trong lành hơn hay chính những hình ảnh quen thuộc từ hàng cây đinh lăng trồng thẳng hàng nơi cuối sân cho đến thành giếng nước bằng gạch mộc xây thô, thậm chí vài ba cây cau trước nhà, cây nhàu phía đầu hồi mà ngày trồng Trường cũng chưa biết dùng làm gì, anh chỉ trồng theo ký ức thì hôm nay lại gợi nhớ trong trí não bà cụ bệnh hoạn, sắc mặt mẹ già ngày càng tươi tỉnh hơn... Hôm Trường về làng chở những vật dụng của gia đình vợ đem về để trước hiên nhà soạn ra tìm chỗ cất, bất ngờ bà chỉ tay vào từng món đồ, bà gật đầu mỗi khi Trường cầm lấy để riêng ra, tổng cộng hơn chục món đều rất cũ kỹ trong đó có một thứ lớn nhất là cái nồi bảy bằng đồng, soạn xong nhìn lại bỗng giật mình vì Trường thấy tất cả đồ vật bà cụ gật đầu đều là các vật dụng dùng để chưng cất rượu, hai phần ba trong số đó là bằng đồng thau phần còn lại ít ỏi thì bằng tre trúc hay gỗ đã lên nước màu nâu sẫm .
Đêm ấy Xuân dìu má đi nghỉ rồi ra ngồi bên cạnh chồng dưới bóng trăng trước sân, Trường kể cho vợ nghe sự việc lúc chiều, má đã không những nhận biết mà còn ra lệnh cho anh lựa đồ ra để riêng, vừa nói đến thế là Xuân đã ôm chầm lấy anh mừng, cười hớn hở, xúc động quá, vài giọt nước mắt ứa khan ...
- Má bắt đầu bình phục trí nhớ rồi, em chắc chắn là vậy
- Sao má lại quan tâm những thứ đó hơn các thứ khác anh đem về, như là chày đá cối đồng, sách vở...
- Các thứ kia là của cha, má không biết đọc và hồi đó má không để ý gì đến thuốc nam
- Còn nấu rượu thì má để ý ?
- Chớ sao, cha chỉ nói liều lượng còn tất tần tật là má làm, làm riết rồi quen đến mức thuộc lòng
- Còn em, em có biết có nhớ chút gì không ?
- Để coi coi, hồi đó em còn nhỏ cứ lân la đụng chuyện gì định sà vô phụ là má la biểu đi học bài không hà, có nhớ chăng là nhớ vài thứ linh tinh...
- Má bắt đầu bình phục trí nhớ rồi, em chắc chắn là vậy
- Sao má lại quan tâm những thứ đó hơn các thứ khác anh đem về, như là chày đá cối đồng, sách vở...
- Các thứ kia là của cha, má không biết đọc và hồi đó má không để ý gì đến thuốc nam
- Còn nấu rượu thì má để ý ?
- Chớ sao, cha chỉ nói liều lượng còn tất tần tật là má làm, làm riết rồi quen đến mức thuộc lòng
- Còn em, em có biết có nhớ chút gì không ?
- Để coi coi, hồi đó em còn nhỏ cứ lân la đụng chuyện gì định sà vô phụ là má la biểu đi học bài không hà, có nhớ chăng là nhớ vài thứ linh tinh...
Ngày qua ngày, những khi đưa bà cụ ra ngoài hàng hiên thư giãn, bà thích nghe người khác nói và hỏi chuyện, tuy để trả lời thì chỉ ú ớ chưa thể ra tiếng, Trường hiểu ý nên hay gợi chuyện hỏi má vợ để nhận câu trả lời bằng cách đoán cái gật hay lắc đầu, anh hỏi rất nhiều đề tài nhưng vẫn chủ ý hướng về đề tài làm rượu ngày trước, bà cụ cũng có vẻ hào hứng về đề tài này hơn, đôi lúc thì khuyến khích vợ cùng tham gia cuộc nói chuyện tay ba hay nghe Xuân kể về những năm ấy đã giúp những việc nho nhỏ có liên quan đến rượu.
Với cách phân tích rồi tổng hợp để cố vẽ lại cho được bức tranh xưa về cách làm ra loại rượu đã thất truyền. Anh còn đọc sách cũ của cha vợ đem về, đa phần là không đọc được bỡi sách in chữ Hán, may mắn là một trong số các sách thuốc chữ quốc ngữ có ghi bền lề những chữ viết tay của một toa thuốc và tên Tế Sanh Đường, bằng kiến thức của người đã từng học khá sâu về hóa sinh nên anh biết chắc đó là các vị và liều lượng để làm nên men rượu gốc.
Một ngày vào buổi trưa nằm trên võng đong đưa cọt kẹt đọc quyển Chuyện Đời Xưa của Pétrus Trương Vĩnh Ký để giải trí, giữa trang sách có kẹp một tờ giấy viết tay mấy dòng chữ, thơ thì không phải thơ mà như khẩu quyết, Trường đọc qua một vài lần đã thuộc lòng nhưng chưa hiểu được hết ý người xưa :
" Ủ men mùa hạ
" Ủ hương trong lồng
" Chưng cất bằng đồng
" Tụ mưa trúc thảo
" Ủ mềm mùa đông
Sau nhiều ngày kết nối tìm hiểu và dự đoán,Trường hiểu đó là cách làm rượu cổ xưa. Nhờ hứng khởi và có sự hợp sức từ mẹ và vợ, chỉ một thời gian ngắn Trường đã tiến một bước khá xa như làm men gốc, cách sơ chế nếp còn dạng lứt, gút và ngâm, hấp chín cách thủy, ủ và cho lên men ở nhiệt độ ấm nóng ít biến đổi ... Vậy mà khi tiến hành chưng cất thử, lại cho ra loại rượu rất bình thường có vị gắt, lẳng lặng ban đêm đem đi đổ.
Với cách phân tích rồi tổng hợp để cố vẽ lại cho được bức tranh xưa về cách làm ra loại rượu đã thất truyền. Anh còn đọc sách cũ của cha vợ đem về, đa phần là không đọc được bỡi sách in chữ Hán, may mắn là một trong số các sách thuốc chữ quốc ngữ có ghi bền lề những chữ viết tay của một toa thuốc và tên Tế Sanh Đường, bằng kiến thức của người đã từng học khá sâu về hóa sinh nên anh biết chắc đó là các vị và liều lượng để làm nên men rượu gốc.
Một ngày vào buổi trưa nằm trên võng đong đưa cọt kẹt đọc quyển Chuyện Đời Xưa của Pétrus Trương Vĩnh Ký để giải trí, giữa trang sách có kẹp một tờ giấy viết tay mấy dòng chữ, thơ thì không phải thơ mà như khẩu quyết, Trường đọc qua một vài lần đã thuộc lòng nhưng chưa hiểu được hết ý người xưa :
" Ủ men mùa hạ
" Ủ hương trong lồng
" Chưng cất bằng đồng
" Tụ mưa trúc thảo
" Ủ mềm mùa đông
Sau nhiều ngày kết nối tìm hiểu và dự đoán,Trường hiểu đó là cách làm rượu cổ xưa. Nhờ hứng khởi và có sự hợp sức từ mẹ và vợ, chỉ một thời gian ngắn Trường đã tiến một bước khá xa như làm men gốc, cách sơ chế nếp còn dạng lứt, gút và ngâm, hấp chín cách thủy, ủ và cho lên men ở nhiệt độ ấm nóng ít biến đổi ... Vậy mà khi tiến hành chưng cất thử, lại cho ra loại rượu rất bình thường có vị gắt, lẳng lặng ban đêm đem đi đổ.
Ngày nọ, cây nhàu ở đầu hồi chín rụng đầy dưới gốc, mùi khai hăng hăng đánh thức khứu giác bà mẹ, bà chỉ tay có ý yêu cầu đưa bà về phía đầu hồi, sau nhiều câu hỏi và dự đoán đúng ý là phải đem ép phơi khô !
Trong số dụng cụ đem từ nhà cũ về thiếu một món tuy nhỏ nhưng thiếu nó là không giải thích được câu khẩu quyết “ ủ hương trong lồng " Sau nhiều lần suy đoán và gợi được từ trí nhớ mờ mờ của Xuân thì có một dụng cụ giống như cái lồng hái trái cây bằng tre, lồng này theo dự đoán nó phải ở trong nồi chưng cất và nối trực tiếp vào bộ ngưng tụ, lồng chứa khá nhiều thảo mộc khô, loại thảo mộc không thể thiếu là trái nhàu khô, còn một số hương liệu cỏ cây khác người viết tôn trọng lời hứa về sự bí mật riêng tư nên không thể chia sẻ ở đây ...
Cuối cùng cũng ra lò được mẻ rượu khá thơm tuy cái vị hơi "cứng" - Cứng là từ ngữ ông anh rể đem ra thử nghiệm lai rai cùng với đám bạn của ổng báo lại. Trường mừng vì cũng nhờ chữ cứng mới giải được chữ mềm trong câu " ủ mềm mùa đông ". Ủ cho mềm thì chưa hiểu nhưng đồng ý, còn làm sao cho mềm và sao lại có mùa đông ở đây thì vấn đề trở nên nan giải.
Vắt tay trên trán nghĩ nát óc cũng bó tay, người có thể hỏi được thì không thể diễn giải được bỡi vấn đề nằm ở chỗ cảm nhận, còn Xuân thì hoàn toàn không nghĩ được gì...
Tuy nhiên, như trái táo của Newton, không có ông ấy nhìn thấy thì nó vẫn rụng, vấn đề là lý giải tại sao trong việc tìm tòi lời giải một câu đố khó - Ủ mềm mùa đông - cho đến một ngày Trường cũng giải được mà không cần la lên ... Eureka !
Từ nền tảng của nhà lá mái truyền thống, tuy chỉ bằng tranh tre và đất trộn rơm mà lại luôn luôn mát, để ý tìm hiểu thì trong những căn nhà loại này người xưa thường làm một cái kho âm dưới nền nhà, đó là một hầm hình chữ nhật sâu cỡ thước rưỡi, xung quanh là bờ đất bên trên che bằng một sạp tre để ngủ nghỉ, nó dùng để chứa những vật dụng tương đối quý giá như là nồi đồng mâm thau, chén dĩa kiểu, các chum vại chứa đủ thứ...khi giỗ chạp Tết nhứt thì mang ra dùng, xong thì cất ở đây, chủ yếu là phòng ngừa ăn trộm. Nằm trong vùng chiến tranh, khi cần chỉ thay sạp tre bằng một bộ ván gỗ dày là nó sẽ trở thành hầm trú ẩn tạm, nơi đây luôn mát mẻ kể cả giữa mùa hè. Trường đã biết bí mật những bình rượu bằng đất nung còn sót lại ở nhà cũ bên vợ, nhiệm vụ chính của nó là ủ rượu mới cất một thời gian nơi nhiệt độ mát quanh năm !
Trong số dụng cụ đem từ nhà cũ về thiếu một món tuy nhỏ nhưng thiếu nó là không giải thích được câu khẩu quyết “ ủ hương trong lồng " Sau nhiều lần suy đoán và gợi được từ trí nhớ mờ mờ của Xuân thì có một dụng cụ giống như cái lồng hái trái cây bằng tre, lồng này theo dự đoán nó phải ở trong nồi chưng cất và nối trực tiếp vào bộ ngưng tụ, lồng chứa khá nhiều thảo mộc khô, loại thảo mộc không thể thiếu là trái nhàu khô, còn một số hương liệu cỏ cây khác người viết tôn trọng lời hứa về sự bí mật riêng tư nên không thể chia sẻ ở đây ...
Cuối cùng cũng ra lò được mẻ rượu khá thơm tuy cái vị hơi "cứng" - Cứng là từ ngữ ông anh rể đem ra thử nghiệm lai rai cùng với đám bạn của ổng báo lại. Trường mừng vì cũng nhờ chữ cứng mới giải được chữ mềm trong câu " ủ mềm mùa đông ". Ủ cho mềm thì chưa hiểu nhưng đồng ý, còn làm sao cho mềm và sao lại có mùa đông ở đây thì vấn đề trở nên nan giải.
Vắt tay trên trán nghĩ nát óc cũng bó tay, người có thể hỏi được thì không thể diễn giải được bỡi vấn đề nằm ở chỗ cảm nhận, còn Xuân thì hoàn toàn không nghĩ được gì...
Tuy nhiên, như trái táo của Newton, không có ông ấy nhìn thấy thì nó vẫn rụng, vấn đề là lý giải tại sao trong việc tìm tòi lời giải một câu đố khó - Ủ mềm mùa đông - cho đến một ngày Trường cũng giải được mà không cần la lên ... Eureka !
Từ nền tảng của nhà lá mái truyền thống, tuy chỉ bằng tranh tre và đất trộn rơm mà lại luôn luôn mát, để ý tìm hiểu thì trong những căn nhà loại này người xưa thường làm một cái kho âm dưới nền nhà, đó là một hầm hình chữ nhật sâu cỡ thước rưỡi, xung quanh là bờ đất bên trên che bằng một sạp tre để ngủ nghỉ, nó dùng để chứa những vật dụng tương đối quý giá như là nồi đồng mâm thau, chén dĩa kiểu, các chum vại chứa đủ thứ...khi giỗ chạp Tết nhứt thì mang ra dùng, xong thì cất ở đây, chủ yếu là phòng ngừa ăn trộm. Nằm trong vùng chiến tranh, khi cần chỉ thay sạp tre bằng một bộ ván gỗ dày là nó sẽ trở thành hầm trú ẩn tạm, nơi đây luôn mát mẻ kể cả giữa mùa hè. Trường đã biết bí mật những bình rượu bằng đất nung còn sót lại ở nhà cũ bên vợ, nhiệm vụ chính của nó là ủ rượu mới cất một thời gian nơi nhiệt độ mát quanh năm !
Bí kíp rượu Thầy Ba không chỉ gói gọn ở bài khẩu quyết : Ủ men mùa hạ - Ủ hương trong lồng - Chưng cất bằng đồng -Tụ mưa trúc thảo - Ủ mềm mùa đông... mà còn cộng thêm kiến thức đã trải qua của Trường, bản tính chỉn chu trời phú, sự tìm tòi không mệt mỏi và cả tình yêu giành cho con người và vùng đất yêu quý, Trường đã lập được kỳ tích là làm sống lại một loại rượu tưởng chừng đã thất truyền từ lúc Thầy Ba đột ngột ra đi ...
Những người đã từng thưởng thức rượu Thầy Ba ngày xưa cho rằng rượu Thầy Trường hôm nay có phần nhỉnh hơn. Trường thì tin rằng sự khác biệt nếu có chỉ có thể đến từ nguồn nước tuyệt vời đã ngày đêm chắt lọc chảy xuyên các khe núi qua bên này đèo Tổng Đạo, đất và nước đã góp phần làm sống lại một loại rượu truyền thống, nên được cả một vùng rộng lớn gọi tên yêu thương để định danh - Rượu Tổng Đạo .
Những người đã từng thưởng thức rượu Thầy Ba ngày xưa cho rằng rượu Thầy Trường hôm nay có phần nhỉnh hơn. Trường thì tin rằng sự khác biệt nếu có chỉ có thể đến từ nguồn nước tuyệt vời đã ngày đêm chắt lọc chảy xuyên các khe núi qua bên này đèo Tổng Đạo, đất và nước đã góp phần làm sống lại một loại rượu truyền thống, nên được cả một vùng rộng lớn gọi tên yêu thương để định danh - Rượu Tổng Đạo .