Nhận ra mộ mẹ từ xa
Tấn Lực chạy tới khóc òa : " mẹ ơi !
Tấn Lực chạy tới khóc òa : " mẹ ơi !
Sao mẹ sớm bỏ về trời
Để chúng con phải làm người ăn xin...
( bốn câu trong truyện thơ Phạm Công Cúc Hoa)
Hồi đâu cỡ 5-6 tuổi gì đó, trước sân đình
làng, gần chợ có một gánh hát về dựng rạp lưu lại cả tháng, không hiểu sao toàn
hát ban ngày tầm buổi chiều. Rạp có sân khấu nhỏ
và chung quanh che bồ cót, vé
hổng biết bao nhiêu nhưng chắc rẻ lắm vì dân quê đâu có tiền nhiều mà rạp thì
thấy lúc nào cũng đông khách, ai đến sớm thì được ngồi trên những cái băng dài,
trễ hết chỗ thì đứng, trẻ nhỏ chỉ cần người lớn dắt vô là được chớ không cần
mua vé.Trong đám trẻ ấy tui là thường trực, hồi đầu thì có ông nội mười dẫn đi, sau quen mùi, cứ cỡ xế xế là đứng xớ rớ trước cửa đặng xin người lớn dắt vô, cái tuồng Phạm Công Cúc Hoa coi không biết bao nhiêu lần vẫn muốn coi nữa, coi muốn thuộc làu vậy mà cứ đến cảnh thằng anh Tấn Lực dắt em gái Nghi Xuân đi tìm cha, ngồi trên mộ mẹ bẻ khoai lang cho em ăn đỡ đói là tui... thút thít, rồi lùi dần ra khỏi rạp, chùi nước mắt thơ thẩn đi về nhà ...
Rồi tuồng Thoại Khanh Châu Tuấn thấy Thoại Khanh dắt mẹ tìm chồng đi thi sao không thấy về, mẹ chồng thì đói bụng nàng Thoại Khanh vô bếp vén quần lên lấy dao cắt thịt mình nấu cháo, máu thuốc đỏ chảy mà tui ớn lạnh rồi cũng lại lùi dần ra khỏi rạp, đi về nhà mà gương mặt còn xanh lè...
Hình như cả năm hoặc lâu hơn nữa kể từ ngày
gánh hát dọn đi, tui mới biết đọc chữ, biết đọc nhưng còn ê a dữ lắm, trong số
đồ tạp hoá má bán lại có bán cả truyện thơ, chữ in to nên tui đọc được, đọc đôi
ba chữ còn đánh vần nên chậm lắm nhưng lại thích bỡi gặp Phạm Công Cúc Hoa là y
như gặp người quen, đọc dễ trôi vì nhớ tuồng nhớ tích, gặp Thoại Khanh Châu
Tuấn thì tiến lên một bước xa là chận khúc cuối đọc trước mới biết nàng dâu
thảo Thoại Khanh cũng gặp được chồng đang làm quan...
Má muốn tui đọc cho trôi chảy nhưng không lộ ra, cứ trưa cơm nước xong là bị dụ nằm lên tấm phản, má biểu đọc to cho má nghe vì má muốn biết lắm ngặt má không biết chữ - thế là tui ê a đọc, má phe phẩy quạt đuổi mồ hôi mẹ mồ hôi con do thằng nhỏ vừa rặn từng chữ vừa đọc lắp bắp, hết hai tập truyện thơ ruột mà tui đã coi tuồng thì chuyển qua Thạch Sanh Lý Thông, Trần Minh khố chuối... chỉ ba bốn tập trong nhiều truyện thơ của má bán mà tui đọc rõ ràng tròn chữ hết ê a, còn bày đặt lên trầm xuống bổng nữa chớ...
Thường thường mười bữa như chục, đọc nửa chừng là mắt díu lại, buông truyện ngủ quên, thức dậy có ngay lúc thì ly nước đường hột é, lúc chén xương xa, má ... trả công (!)
...
Mấy bữa rày, ở quê, hình như gió nam cồ thổi sớm...
Má muốn tui đọc cho trôi chảy nhưng không lộ ra, cứ trưa cơm nước xong là bị dụ nằm lên tấm phản, má biểu đọc to cho má nghe vì má muốn biết lắm ngặt má không biết chữ - thế là tui ê a đọc, má phe phẩy quạt đuổi mồ hôi mẹ mồ hôi con do thằng nhỏ vừa rặn từng chữ vừa đọc lắp bắp, hết hai tập truyện thơ ruột mà tui đã coi tuồng thì chuyển qua Thạch Sanh Lý Thông, Trần Minh khố chuối... chỉ ba bốn tập trong nhiều truyện thơ của má bán mà tui đọc rõ ràng tròn chữ hết ê a, còn bày đặt lên trầm xuống bổng nữa chớ...
Thường thường mười bữa như chục, đọc nửa chừng là mắt díu lại, buông truyện ngủ quên, thức dậy có ngay lúc thì ly nước đường hột é, lúc chén xương xa, má ... trả công (!)
...
Mấy bữa rày, ở quê, hình như gió nam cồ thổi sớm...