( Hình ảnh nào cũng phại mờ ngoại trừ được
chạm khắc trong tim ! )
Đã là học trò bậc trung học ở cái tỉnh lỵ
nhỏ xíu thuộc miền " thùy dương cát trắng " này, chắc là chưa ai chưa
từng qua đò Ngọc Lãng !
Khoan nói về bến và con đò một chút xíu để
mở ngoặc chỗ này : Cũng do mấy ông văn nghệ sỹ nhiều nơi thích tụ về miền duyên
hải, lúc nào đầu óc cũng chơi vơi thành thử hình ảnh nào dù bình thường đến đâu
thì qua mấy ổng cũng đặt tên lại thiệt là hay, như dọc bờ biển cát sạch bong ông
cha ta nhiều đời đã trồng hằng hà rừng dương chắn sóng thì để tránh cụm từ mà
nhóm Tự Lực Văn Đàn năm xưa đã gọi chết tên " rặng phi lao " để chỉ
rừng dương thì vùng duyên hải miền Trung mấy ổng đặt là miền " Thùy dương
cát trắng" . Nghe cũng hay, diễn tả cũng đúng phần vật chất hiện hữu mà
cũng rất nên thơ ... Chắc chưa chịu dừng lại việc đặt tên, ở Tuy hòa có đường
Trần Hưng Đạo chạy theo hướng từ tây sang đông, dọc hè phố có hai hàng cây xanh
trải dài hút mắt che một phần tia sáng hồng vào mỗi buổi sớm mai, thời đó bảng
tên gắn chữ rõ ràng là Đại lộ Trần Hưng Đạo thì mấy vị đáng yêu kia đặt lại
thiệt hay là ... Đại lộ Bình Minh !
Ờ, còn cái bến đò Ngọc Lãng có gì hay mà gây thương gây nhớ cho đám học trò giờ tóc đã ngả màu mây đến thế này (?). Xưa mong thầy cô nghỉ đột xuất hay cả gan " hùn " cúp cua để cả nhóm được đi chơi, lội bộ từ trường lên ngả tư Tân Tiến rẽ vào hướng Bến Sạn là gần đến, còn không thì đi ngang qua trường Bồ Đề rủ rê đồng bọn rồi quẹo trái .
Bến đò nhỏ khó có thể nói là thơ mộng như ... bến My Lăng của Yến Lan mà chỉ là con hẻm dốc xuống bờ sông, đường xuống bến tuy nhỏ nhưng dễ tuôn nước miếng bỡi mùi đồ ăn từ bánh xèo bánh cuốn chả ram chả dông thơm lừng hai bên mời gọi ...
Đã là học trò thì đồng nghĩa với tiền túi eo hẹp nên đi qua đoạn này thường nhanh chân, lấy lý do là xuống lẹ tìm chỗ ngồi và biết đâu hên thì giành được cây sào phụ ông chèo đò thử chống đò cho biết .
Nữ sinh thì lúc đầu cũng có vẻ hiền thục, luống cuống tay ôm cặp tay giữ vạt áo dài ngừa gió cuốn mà chân cũng phải bước lên đò lúc lắc sợ ngã, vậy mà mới ngồi yên chỗ trên be đò thì đã gào đã xúi giục lên bờ bên kia vô đám mía nhà quen quậy phá. Ôi nữ tướng mà giả bộ hiền thục thì ... xưa rồi diễm !
Ờ, còn cái bến đò Ngọc Lãng có gì hay mà gây thương gây nhớ cho đám học trò giờ tóc đã ngả màu mây đến thế này (?). Xưa mong thầy cô nghỉ đột xuất hay cả gan " hùn " cúp cua để cả nhóm được đi chơi, lội bộ từ trường lên ngả tư Tân Tiến rẽ vào hướng Bến Sạn là gần đến, còn không thì đi ngang qua trường Bồ Đề rủ rê đồng bọn rồi quẹo trái .
Bến đò nhỏ khó có thể nói là thơ mộng như ... bến My Lăng của Yến Lan mà chỉ là con hẻm dốc xuống bờ sông, đường xuống bến tuy nhỏ nhưng dễ tuôn nước miếng bỡi mùi đồ ăn từ bánh xèo bánh cuốn chả ram chả dông thơm lừng hai bên mời gọi ...
Đã là học trò thì đồng nghĩa với tiền túi eo hẹp nên đi qua đoạn này thường nhanh chân, lấy lý do là xuống lẹ tìm chỗ ngồi và biết đâu hên thì giành được cây sào phụ ông chèo đò thử chống đò cho biết .
Nữ sinh thì lúc đầu cũng có vẻ hiền thục, luống cuống tay ôm cặp tay giữ vạt áo dài ngừa gió cuốn mà chân cũng phải bước lên đò lúc lắc sợ ngã, vậy mà mới ngồi yên chỗ trên be đò thì đã gào đã xúi giục lên bờ bên kia vô đám mía nhà quen quậy phá. Ôi nữ tướng mà giả bộ hiền thục thì ... xưa rồi diễm !
Gió sông thổi nhẹ, tóc dài bay bay, áo dài trắng
bay bay, dõi mắt về đằng tây có cây cầu ba nhịp màu đen nổi trên nền trời xanh
ngắt .
Tháp cũ trên núi Nhạn hững hờ nhìn đám học trò lứa này hình như cũng chẳng khác gì lứa học trò năm xưa đã từng qua sông ...
Trên giòng sông trôi, hình ảnh dung dị êm đềm mãi đọng lại trong lòng, dù đã cũ mèm như tháp cũ ...
Tháp cũ trên núi Nhạn hững hờ nhìn đám học trò lứa này hình như cũng chẳng khác gì lứa học trò năm xưa đã từng qua sông ...
Trên giòng sông trôi, hình ảnh dung dị êm đềm mãi đọng lại trong lòng, dù đã cũ mèm như tháp cũ ...
Phú Đặng