“ Ngọc, em
chồng tôi đến nhà chơi mang theo một tin tức, theo cô ấy là cực kỳ hiện đại vừa
xảy ra. Chưa được nghe nói nên cũng chưa hiểu cái gì hiện đại, nhưng nhìn cô ấy
đi ào ào từ cổng vào nhà, mái tóc vàng hoe phía trên, áo thun xanh hở rốn ở
giữa và đôi giày đỏ phía dưới ống chân trần trắng nõn ló ra ngoài quần ống lỡ
là đã thấy được màu...hiện đại rồi.
- Chị hai biết hông, em vừa cùng đi với ba mẹ sắm đồ, ái chà chà… má chơi luôn bốn bộ hàng xịn nghen. Bữa nào chị về mà thấy má hổng hiện đại hơn mợ ba thì…
- Tào lao, má còn trẻ lại lên thành phố sống thì phải khác chút đỉnh chớ - Tôi nạt ngang, sợ nó huyên thuyên rồi hổng chừng kéo tôi vào chuyện phê phán người lớn – Còn em, lúc nào cũng lấy mợ ba ra so sánh, đến tai cậu mợ thì sao ?
“ Chẳng thèm để ý đến câu nói của tôi, hai chân nhún nhảy đi qua mở tủ lạnh rồi đứng tréo chân dựa tường, một tay vén tóc, một tay cầm trái táo đỏ đưa lên môi…thấy hao hao hình ảnh nào đó trong poster hay clip quảng cáo trên truyền hình tôi đã xem ? – Bật cười về sự liên tưởng đó, tôi đến gần làm bộ tò mò hỏi:
- Mà quần áo gì ? ai mua ?
- Còn ai vào đây ! – Nó phấn khích hẳn lên sau khi tôi tỏ vẻ tò mò – Chị hai biết hông, em phải lôi kéo dữ lắm má mới đến chỗ shop quen của em – chắc là má sợ mắc ! Rồi em cùng nhỏ bạn em bán hàng ở đó phải trang bị lại cho má về xu thế ăn mặc ở bển…
“ Tôi cắt ngang, một phần vì sợ cái lối nói rề rà hay lên mặt làm người lớn của nó, một phần cũng tò mò…thiệt :
- Cái gì mà dạy dỗ, trang bị ở đây ? Xu thế và ở bển là sao ?
- Thì từ từ em nói – chị hai biết hông, em cứ tưởng tượng không có em thì cá gì em cũng cá là nhận tiền anh ba gởi về biểu sắm đồ, một trăm phần trăm là má lại ra chợ, lại áo dài nhung, quần tây…bà cố ( ! ) – má mặc vậy là chết em, anh ba cũng…
- E…hèm. Thôi nghen, chuyện này tui hổng muốn nghe à nha.
- Vậy thôi, em kể chuyện mới tinh chưa bóc tem nè. Chị hai biết hông, kỳ này khác – Chính má đòi mua đồ tây, đồ đầm, áo vest nhẹ…tin tức cực kỳ chưa ?
“ Chắc để tôi tò mò thêm, do phấn khích nó đi nhún nhảy ra phòng khách theo kiểu ca sỹ vừa đi vừa nhảy trên sân khấu, nó hát nhại giọng khàn khàn lời tự chế: Còn ba thì sao, còn ba thì sao và anh hai thì chi… hà há ha …là anh hai…hồ hô hố…
- Thôi đi, mệt quá hà ! Sắp đến giờ đón bé Ti lại sốt ruột vì tò mò, tôi gắt – là sao hả Út ? đang nói chuyện quần áo lại có thêm anh hai ở trỏng, là sao ?
- Anh hai phải đi với ba để mua đồ cho ba – nó nhấn từng tiếng một rồi ngừng một chút, giơ ngón tay lên cao lúc lắc – Đó là lịnh, là lịnh…của ba !
- Hứ, anh hai mày đi mua ! từ sơ mi cà vạt tới quần ngắn quần dài biết mặc chớ biết mua hồi nào đâu mà đi mua cho ba – Mà sao hổng mua luôn với má, bộ Út hổng biết chọn hả ?
“ Nó làm bộ phụng phịu, nửa chừng lại cười nắc nẻ:
- Ổng có chịu đâu, đứng một chút coi má với em chọn lưa thử đồ rồi đòi ra ngoài uống café chờ, nó lại cười - Ổng mắc cỡ ở chỗ đông đàn bà con gái hay sao đó ! Trên taxi cự nự um sùm... nói nay mai đi với anh hai chớ sao. Em đòi xuống nhà chị chơi, ăn cơm rồi đi học luôn.
- À, ra vậy. ..mà mới ra Tết làm gì sắm áo sắm quần liên tiếp vậy, hay là có đám nào muốn hỏi cưới cô út nhà này ? – Tôi nói giọng bỡn cợt để tạm chấm dứt câu chuyên – Út, coi nhà cho chị đi đón bé Ti, sau khi ăn cơm mình tiếp tục nghen, mà đến đây rồi chiều nay em đi học bằng cách nào ?
- Yên chí đi, em của chị có tài xế riêng ! – Nó lại cười khúc khích, nói cà rỡn – Hai bánh thôi, khi nào có chồng chắc chắn phải là bốn bánh…
- Chị hai biết hông, em vừa cùng đi với ba mẹ sắm đồ, ái chà chà… má chơi luôn bốn bộ hàng xịn nghen. Bữa nào chị về mà thấy má hổng hiện đại hơn mợ ba thì…
- Tào lao, má còn trẻ lại lên thành phố sống thì phải khác chút đỉnh chớ - Tôi nạt ngang, sợ nó huyên thuyên rồi hổng chừng kéo tôi vào chuyện phê phán người lớn – Còn em, lúc nào cũng lấy mợ ba ra so sánh, đến tai cậu mợ thì sao ?
“ Chẳng thèm để ý đến câu nói của tôi, hai chân nhún nhảy đi qua mở tủ lạnh rồi đứng tréo chân dựa tường, một tay vén tóc, một tay cầm trái táo đỏ đưa lên môi…thấy hao hao hình ảnh nào đó trong poster hay clip quảng cáo trên truyền hình tôi đã xem ? – Bật cười về sự liên tưởng đó, tôi đến gần làm bộ tò mò hỏi:
- Mà quần áo gì ? ai mua ?
- Còn ai vào đây ! – Nó phấn khích hẳn lên sau khi tôi tỏ vẻ tò mò – Chị hai biết hông, em phải lôi kéo dữ lắm má mới đến chỗ shop quen của em – chắc là má sợ mắc ! Rồi em cùng nhỏ bạn em bán hàng ở đó phải trang bị lại cho má về xu thế ăn mặc ở bển…
“ Tôi cắt ngang, một phần vì sợ cái lối nói rề rà hay lên mặt làm người lớn của nó, một phần cũng tò mò…thiệt :
- Cái gì mà dạy dỗ, trang bị ở đây ? Xu thế và ở bển là sao ?
- Thì từ từ em nói – chị hai biết hông, em cứ tưởng tượng không có em thì cá gì em cũng cá là nhận tiền anh ba gởi về biểu sắm đồ, một trăm phần trăm là má lại ra chợ, lại áo dài nhung, quần tây…bà cố ( ! ) – má mặc vậy là chết em, anh ba cũng…
- E…hèm. Thôi nghen, chuyện này tui hổng muốn nghe à nha.
- Vậy thôi, em kể chuyện mới tinh chưa bóc tem nè. Chị hai biết hông, kỳ này khác – Chính má đòi mua đồ tây, đồ đầm, áo vest nhẹ…tin tức cực kỳ chưa ?
“ Chắc để tôi tò mò thêm, do phấn khích nó đi nhún nhảy ra phòng khách theo kiểu ca sỹ vừa đi vừa nhảy trên sân khấu, nó hát nhại giọng khàn khàn lời tự chế: Còn ba thì sao, còn ba thì sao và anh hai thì chi… hà há ha …là anh hai…hồ hô hố…
- Thôi đi, mệt quá hà ! Sắp đến giờ đón bé Ti lại sốt ruột vì tò mò, tôi gắt – là sao hả Út ? đang nói chuyện quần áo lại có thêm anh hai ở trỏng, là sao ?
- Anh hai phải đi với ba để mua đồ cho ba – nó nhấn từng tiếng một rồi ngừng một chút, giơ ngón tay lên cao lúc lắc – Đó là lịnh, là lịnh…của ba !
- Hứ, anh hai mày đi mua ! từ sơ mi cà vạt tới quần ngắn quần dài biết mặc chớ biết mua hồi nào đâu mà đi mua cho ba – Mà sao hổng mua luôn với má, bộ Út hổng biết chọn hả ?
“ Nó làm bộ phụng phịu, nửa chừng lại cười nắc nẻ:
- Ổng có chịu đâu, đứng một chút coi má với em chọn lưa thử đồ rồi đòi ra ngoài uống café chờ, nó lại cười - Ổng mắc cỡ ở chỗ đông đàn bà con gái hay sao đó ! Trên taxi cự nự um sùm... nói nay mai đi với anh hai chớ sao. Em đòi xuống nhà chị chơi, ăn cơm rồi đi học luôn.
- À, ra vậy. ..mà mới ra Tết làm gì sắm áo sắm quần liên tiếp vậy, hay là có đám nào muốn hỏi cưới cô út nhà này ? – Tôi nói giọng bỡn cợt để tạm chấm dứt câu chuyên – Út, coi nhà cho chị đi đón bé Ti, sau khi ăn cơm mình tiếp tục nghen, mà đến đây rồi chiều nay em đi học bằng cách nào ?
- Yên chí đi, em của chị có tài xế riêng ! – Nó lại cười khúc khích, nói cà rỡn – Hai bánh thôi, khi nào có chồng chắc chắn phải là bốn bánh…
.
“ Lúc nào
tôi cũng sợ trễ giờ đón con, ra đường thì xe cộ ngày càng nhiều, đến cổng
trường mắt cứ ngóng vô cổng tìm con nên ít để ý người khác. Hôm nay đến trường
cũng lại đứng dưới lề đường, chỗ có bóng râm tránh nắng chờ đợi. Tôi thử nhìn
chung quanh và bên kia đường là một cơ sở của một trường đại học, vài nhóm con
trai con gái tóc nhiều đứa cũng vàng vàng, quần đỏ áo xanh cùng xe cộ lố nhố
túm tụm vào nhau cười nói ồn ào như chỗ không người. Tôi giật mình nghĩ không
khéo mình già mất rồi, không chừng muốn đuổi theo kịp cái ...hiện đại của thanh
niên đã là quá trễ, dù rằng đã tốt nghiệp đại học, có chồng có con nhưng tuổi
mụ của tôi năm nay mới hăm bảy, chớ mấy !
“ Chồng tôi đã về nhà, anh đang ngồi trên bàn ăn nghe và nhìn Ngọc vừa nói vừa ra động tác thỉnh thoảng thêm tiếng cười ngắt câu. Tôi chuẩn bị thức ăn gần đó và nghe … gần đủ !. Câu chuyện, là thế này: Cường, em chồng tôi sau nhiều năm định cư bên Úc, đã có vợ và cũng đã đưa vợ về thăm nhà chồng được một lần, năm nay không về được vì vợ có bầu. Vài tháng nữa vợ chồng chú ấy sẽ có con đầu lòng nên muốn đưa cha mẹ qua bên đó, trước là đi chơi cho thỏa tuổi già, cái từ thỏa tuổi già là trong thư ghi vậy, cô Út nhấn mạnh và nhắc lại – sau là có được sáu tháng để vợ chồng chú ấy phụng dưỡng cha mẹ được gần con gần cháu.
“ Chồng tôi có vẻ không vui, tôi thì cạn nghĩ nên cho rằng anh là con trai lớn mà biết việc hệ trọng này sau cùng do cô em út lắm chuyện nói lại, không ngờ anh hỏi Ngọc không phải là không có ý:
- Khi ba má qua bên đó sáu tháng liền thì em tính ở đâu ?
- Chời ơi – Cô kéo giọng ra – anh hỏi ngộ à nghen – thì em ở nhà đó chớ ở đâu, bộ anh nghĩ em còn nhỏ sợ ma không dám ở nhà một mình à.
- Chính vì mày không còn nhỏ nữa, tao mới hỏi – Rồi anh tư lự nói như để mình nghe – Không biết ba má sắp xếp làm sao chứ đám bạn bè đấy mà bỏ sổng một ngày còn mệt huống hồ nửa năm trời !
“ Ngọc vùng vằng đứng dậy, nó đang giận mà nói nhanh như súng liên thanh nổ :
- Anh còn trẻ mà như ông già, lúc nào cũng chê bạn em. Có đứa nào rách rưới, lang thang không nhà không cửa, không cha không mẹ không xe không pháo không học không hành không ? Anh nhìn nhận cái gì cũng khó khăn, xã hội tiến lên hiện đại hóa thì bọn em cũng tiến lên hiện…
- Thôi cái hiện đại của cô đi … Chồng tôi cắt ngang không cho nó nói tiếp – Tôi hỏi cô sau ba năm lên đây đã học hành được gì chưa, nghĩ thêm được cái gì chưa ngoại trừ đua đòi bạn bè, quần áo, xe cộ và một mớ lộn xộn tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Tàu mà cái nào cô cũng chỉ biết lõm bõm. Muốn đi nước ngoài thì ai cấm, nhưng sao không chịu học ? Rồi nay mai sẽ làm gì ? có lấy chồng dù Tây Tàu Mỹ Pháp thì người vợ nếu không có chuyên môn làm việc thì cũng có kiến thức cuộc sống chứ…
“ Nó hờn dỗi, trọng giọng đã có nước mắt:
- Có một đứa em gái mà anh hổng hiểu, hổng thương, lúc nào gặp cũng mắng cũng chửi, anh ba đâu có vậy…
- Ừ , thì anh ba mày ! – Sau mười mấy năm cay cực ở xứ người, vài ba năm nay mới về được vài lần đều trong dịp Tết thì làm sao nó hiểu một phần về mày. Anh nói chầm chậm buồn buồn – Nó xa gia đình nên thương thì để dành được đồng nào lại dồn dập bù trừ…nó mà biết sự thật về mày tao sợ nó hối hận vô tình làm mày hư đó !
- Mẹ ơi, con đói bụng – Con bé phụng phịu đến bên tôi nói
- Ừ, mẹ dọn cơm liền – Cô Út nè, phụ chị dọn cơm cả nhà ăn, chứ bé Ti đói muốn khóc nè, nó mà khóc thì Út phải đền kem đó !
“ Hú hồn, may mà có bé Ti cắt ngang, nếu không với đà này không biết hai anh em còn cự nự tới đâu nữa. Bữa cơm không vui, ai cũng ăn lặng lẽ để theo đuổi ý nghĩ riêng mình, hổng hiểu sao lúc này mà tôi lại nghĩ được về câu chuyện áo quần, chắc là tò mò…hiện đại .
“ …Chồng tôi
đã đi làm buổi chiều, bé Ti cũng đã đi ngủ, chị em tôi tiếp tục câu chuyện còn
dang dở. Thực ra thì Ngọc còn đang dỗi nên tôi mở miệng gợi chuyện…kiểu sành
điệu mà tôi học mót trên …ti vi , gương mặt Ngọc thay đổi dần, rồi nói, rồi làm
bộ thử quần áo, cười khúc khích hay trề môi chê bai tùy trường hợp. Nó độc diễn
còn tôi thì há mồm nghe, càng lúc nói càng hăng cứ như là đang thuyết minh về
một học thuyết mới về…sự ăn mặc, nói năng và tiêu dùng hiện đại để theo kịp và
vượt lên chính mình …Rồi thỉnh thoảng điện thoại di động của nó lại nổi nhạc
lên, nó điệu đàng móc từ túi quần ra, trả lời lần nào cũng như thể người nghe
đang đứng trước mặt. Nó ra hiệu bằng tay, gương mặt biểu cảm, từ ngữ lạ lùng mà
tôi hiểu được …rất ít. Bài học trực quan về cách ăn nói mà nó vừa thuyết cho
tôi bây giờ thì tai nghe mắt thấy nên sinh động lạ kỳ.
“ Khoảng xế chiều Ngọc leo lên một chiếc xe màu đen to như chiếc xuồng, thằng bạn của nó thì ngược lại nhưng tóc cũng hoe hoe, diện bộ đồ hơi giống con gái vù xe đưa đi học …Nhìn lại mình sau gần một ngày nghe cô em chồng nói chuyện, tôi phải thú nhận rằng chắc còn lâu lắm tôi mới học được một phần hiện đại. Chả lẽ nào cái đầu mình già hơn tuổi mụ hăm bảy quá rồi sao ?
" Bốn tháng sau. Cha mẹ chồng tôi trở về từ Úc sớm hơn dự
định để cùng gia đình đón chú rể về tổ chức đám cưới cho Ngọc. Chồng của Ngọc
là Việt kiều .
" Thiệt là con người có một trái tim cháy đỏ màu hiện đại cộng với niềm tin sâu sắc cầu được ước thấy !
" Thiệt là con người có một trái tim cháy đỏ màu hiện đại cộng với niềm tin sâu sắc cầu được ước thấy !
Viết "xàm xàm" câu chuyện cũ rích lại nhớ "bài lai" đến câu thơ của ngài 3T Trần Thiên Thị, chớ tui biết ổng viết ý khác mà
một em gái nữa theo chồng
một câu thơ nữa xuống giòng
... rưng rưng !
một câu thơ nữa xuống giòng
... rưng rưng !